Kết quả đánh giá học sinh quốc tế (PISA): Bất ngờ dễ hiểu Khảo sát PISA: Việt Nam được đánh giá cao tại Đông Nam ÁPISA: học sinh Việt Nam trốn học cao hơn mức trung bình
Nhưng với nhiều người, kết quả “đẹp” hơn cả sự mong đợi này hoàn toàn không có gì bất ngờ. Việc học sinh VN học giỏi hơn bạn bè quốc tế cùng trang lứa là điều không còn mới mẻ.
Những huy chương vàng các kỳ thi Olympic quốc tế, sự vượt trội của người Việt trong các trường phổ thông ở nước ngoài là những minh chứng thuyết phục.
Tuy nhiên, sự giỏi giang đó lại chưa tạo ra giá trị. Học sinh, sinh viên ra trường không tìm được việc làm hoặc làm không được việc, dẫn đến nghịch lý “tuy nghèo nhưng học giỏi” song “tuy học giỏi nhưng... vẫn nghèo”.
PISA thì mới là lần đầu, nhưng từ lâu nhiều người đã biết về một cuộc thi marathon mang tên học và làm giữa học sinh VN và nước ngoài. Cuộc thi đó được tường thuật vắn tắt như sau: 20km đầu các vận động viên VN cắm đầu cắm cổ chạy hết tốc lực, bỏ xa “đội bạn”; kilômet thứ 30, các vận động viên khác đuổi kịp, vận động viên VN bắt đầu hụt hơi; đến khi về đích thì không thấy vận động viên VN!...
Chính Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển và nhiều chuyên gia, nhà giáo dục cũng đã nhận ra nguyên nhân khiến học sinh, sinh viên VN “mất tích” trong các cuộc đua tranh về chất lượng nguồn nhân lực. Trong trả lời phỏng vấn của Đài truyền hình VN ngay sau buổi họp báo về PISA ngày 4-12, ông Hiển thừa nhận “học sinh VN rất yếu về năng lực giao tiếp và kỹ năng sống, việc chuẩn bị cho học sinh tiếp cận với nghề nghiệp sau giáo dục phổ thông còn hạn chế”. Còn PGS Văn Như Cương thì thẳng thắn khẳng định trên báo chí rằng chất lượng giáo dục của nước ta càng lên cao càng kém...
Thứ hạng cao trong PISA, do vậy, là một áp lực cho giáo dục trung học phổ thông và đại học trong việc cải cách và đổi mới đào tạo, để các “vận động viên” vốn đã có nền tảng, tố chất tốt tiếp tục duy trì, bứt phá và về đích với thành tích cao trong cuộc đua marathon chất lượng nguồn nhân lực.
Tại sao Trung Quốc dẫn đầu? Trong sáu vị trí đứng đầu PISA 2012, Trung Quốc chiếm tới ba vị trí: Thượng Hải (1), Hong Kong (3) và Macau (6). Viết trên Slate, trang mạng nổi tiếng của Mỹ chuyên về các vấn đề xã hội và đương đại, tác giả Josua Keating đặt câu hỏi: tại sao ngoài Macau và Hong Kong, Trung Quốc chỉ cho công bố kết quả ở Thượng Hải mặc dù tiến hành thi PISA ở nhiều địa phương khác? Theo ông, con số ở Thượng Hải được coi là không chính xác khi ở đất nước 1,35 tỉ dân này, 2/3 số trẻ vẫn còn sống ở nông thôn; 84% học sinh trung học của Thượng Hải vào được đại học trong khi tỉ lệ này trên toàn quốc là 24%; và GDP đầu người của Thượng Hải hiện gấp đôi GDP trung bình của Trung Quốc. THANH TUẤN |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận