Khảo sát PISA: Việt Nam được đánh giá cao tại Đông Nam Á

GS.TSKH LÂM QUANG THIỆP - TĂNG THỊ THÙY
GS.TSKH LÂM QUANG THIỆP - TĂNG THỊ THÙY

TTO - Việt Nam có thành tích về khoa học đứng thứ 8 với 528 điểm, toán học đứng thứ 17 với 511 điểm và đọc hiểu đứng thứ 19 với 508 điểm trong bảng khảo sát PISA 2012 (Chương trình đánh giá học sinh quốc tế) do OECD (Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế) công bố ngày 3-12.

VambtAiX.jpgPhóng to
Học sinh tại TP.HCM - Ảnh tư liệu Tuổi Trẻ

Bảng khảo sát PISA 2012 vừa được công bố dựa trên khảo sát tại 65 quốc gia và vùng lãnh thổ với khoảng 510.000 học sinh trong độ tuổi 15 tham gia. Khảo sát ở thời điểm năm 2012 nhưng công bố chính thức ngày 3-12-2013. PISA khảo sát kiến thức về toán học, đọc hiểu và khoa học, trong đó toán học được chú trọng trong kỳ khảo sát này.

PISA khảo sát đầu tiên vào năm 2000, triển khai cứ 3 năm một lần, bắt đầu từ năm 2000, mỗi năm chú ý nhiều hơn vào một năng lực. Lần đánh giá thứ 5 - năm 2012, chú ý ưu tiên môn toán. Năm 2012 có 510.000 học sinh đại diện ngẫu nhiên cho 28 triệu học sinh độ tuổi 15 của 65 nước và vùng lãnh thổ, trong đó có 34 nước trong khối OECD, tham gia PISA.

Việt Nam bắt đầu tham gia chương trình PISA vào năm 2012, mẫu học sinh đại diện ngẫu nhiên được lấy trên cả nước, theo một quy trình nghiêm ngặt, do cơ quan đánh giá của OECD thực hiện. Việc đánh giá được triển khai theo một quy trình rất khoa học và nghiêm túc trong từng 3 năm một: năm đầu thực hiện chọn mẫu và chuẩn bị công cụ đánh giá, năm thứ hai triển khai thử nghiệm để hoàn thiện quy trình và công cụ, năm thứ 3 mới triển khai chính thức. Sau khi đánh giá chính thức số liệu được phân tích xử lý theo những quy trình khoa học, đến cuối năm kế tiếp mới công bố kết quả. Chính vì vậy đánh giá được triển khai từ năm 2012 nhưng giờ kết quả mới được công bố chính thức.

Kết quả lần đầu tiên tham gia PISA của Việt Nam khá bất ngờ và rất đáng phấn khởi: trong khu vực Đông Nam Á có 5 nước tham gia là Việt Nam, Singapore, Thái Lan, Malaysia và Indonesia thì ngoại trừ Singapore, so với 3 nước còn lại Việt Nam có kết quả cao hơn.

Việt Nam có thành tích về khoa học đứng thứ 8 với 528 điểm, toán học đứng thứ 17 với 511 điểm và đọc hiểu đứng thứ 19 với 508 điểm.

Được xếp hàng trên học sinh Việt Nam là học sinh của một số nước Bắc Âu, Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản, vài nước phát triển khác và các vùng lãnh thổ nhỏ.

Trong hai cuộc khảo sát PISA gần đây vào năm 2009 và 2012 đã cho thấy các nước châu Á có thành tích rất cao, chính OECD cũng nhận xét “các nước châu Á tốt hơn phần còn lại của thế giới” (Asian countries outperform the rest of the world).

Theo đó, Thượng Hải, Trung Quốc xếp thứ nhất cả về toán học (613 điểm), đọc hiểu (570 điểm) và khoa học (580 điểm) so với điểm trung bình của OECD lần lượt là 494, 496 và 501. Năm 2009, khảo sát PISA lần thứ 4, Thượng Hải cũng đoạt ngôi vị quán quân trong cả ba lĩnh vực.

Trong xếp hạng 10 quốc gia/vùng kinh tế có kết quả cao trong cuộc khảo sát PISA 2012 thì đa số đều là các quốc gia/vùng kinh tế của châu Á (xem bảng dưới đây).

Kết quả thành tích về toán học, đọc hiểu và khoa học - PISA 2012

Toán học<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

(trung bình OECD: 494)

Đọc hiểu

(trung bình OECD: 496)

Khoa học

(trung bình OECD: 501)

Quốc gia/

vùng kinh tế

Điểm số trung bình

Quốc gia/

vùng kinh tế

Điểm số

trung bình

Quốc gia/

vùng kinh tế

Điểm số

trung bình

Thượng Hải - TQ

613

Thượng Hải - TQ

570

Thượng Hải - TQ

580

Singapore

573

Hong Kong - TQ

545

Hong Kong - TQ

555

Hong Kong - TQ

561

Singapore

542

Singapore

551

Đài Loan - TQ

560

Nhật Bản

538

Nhật Bản

547

Hàn Quốc

554

Hàn Quốc

536

Phần Lan

545

Macau - TQ

538

Phần Lan

524

Estonia

541

Nhật Bản

536

Ireland

523

Hàn Quốc

538

Liechtenstein

535

Đài Loan - TQ

523

Việt Nam

528

Thụy Sĩ

531

Canada

523

Ba Lan

526

Hà Lan

523

Ba Lan

518

Canada

525

Nguồn: OECD (2013)

"PISA là một đánh giá quốc tế rất khoa học và khách quan, cho nên kết quả thu được giúp chúng ta tin tưởng vào năng lực của học sinh nước ta và phần nào cố gắng của hệ thống giáo dục. Rút ra các bài học về PISA năm 2012, một báo cáo của OECD đã nêu Thượng Hải, Hong Kong, Macau và Việt Nam có tỉ lệ đứng đầu thế giới về học sinh có “sức bật” khắc phục khó khăn để học tập, khoảng 18-20% (tỉ lệ này của Mỹ và Nga chỉ 5%). Như vậy, điểm số PISA và nhận xét vừa nêu khẳng định tố chất thông minh và sự cần cù chịu khó của học sinh nước ta. Việc tham gia PISA là một quyết định sáng suốt của Bộ GD-ĐT, chẳng những giúp chúng ta có một thước đo chính xác năng lực học sinh nước ta, hội nhập với thế giới, mà còn giúp hệ thống giáo dục nước ta làm quen với các phương pháp đánh giá hiện đại trong giáo dục. Chúng ta hi vọng với sự cố gắng đổi mới giáo dục trong những năm tới kết quả PISA của học sinh nước ta sẽ được nâng cao, để có thể sánh với các nước trong khu vực như Hàn Quốc, Nhật Bản" - GS.TSKH LÂM QUANG THIỆP

GS.TSKH LÂM QUANG THIỆP - TĂNG THỊ THÙY
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên