Phóng to |
Một cảnh trong phim Common Gender - Ảnh: AFP |
Đạo diễn Noman Robin cho biết cảm hứng làm phim xuất phát khi ông chứng kiến cảnh một người chuyển giới bị đám đông đánh đập tàn nhẫn chỉ vì người đó sử dụng nhà vệ sinh nữ. |
Câu chuyện tình yêu trắc trở giữa nàng Sushimita, một hijras - người chuyển giới - với Sanjay, một chàng trai Hindu truyền thống trong Common Gender đã thu hút sự quan tâm của công chúng nước này. Các suất chiếu trong hai tuần đầu ra mắt tại sáu rạp chiếu đều trong tình trạng “cháy” vé đã khiến nhà phát hành phim quyết định kéo dài thời gian chiếu và mở rộng quy mô chiếu phim trên toàn quốc.
Hơn thế, thành công của phim đã giúp nhà phân phối Enamul Karim dễ dàng “xuất khẩu” bộ phim tới Bollywood (Ấn Độ).
Trong khi đó trang dfilmybuzz.com (trang tin giải trí Ấn Độ) ca ngợi bộ phim "chỉ có từ “hiện tượng” mới diễn đạt được sức hút của bộ phim với công chúng. Nhiều người đã xem lại phim nhiều lần đến mức thuộc cả khung cảnh và lời thoại trong phim".
Thực tế có hàng ngàn người thuộc giới tính thứ ba ở đất nước Nam Á này. Tuy nhiên, truyền thống bảo thủ và những nguyên tắc tôn giáo khắt khe đã khiến cộng đồng hijras trở thành nhóm người bị ruồng bỏ, cách ly khỏi xã hội.
Hijras (tiếng Hindu) chỉ những người có ngoại hình là đàn ông nhưng lại có giới tính, sinh lý như phụ nữ. Khái niệm hijras được định nghĩa đầu tiên trong cuốn Kama Sutra - sách luận bàn về tình dục của thời Ấn Độ cổ đại. Xưa kia, từ hijras chỉ dùng để chỉ một nhóm hoạn quan gồm những bé trai mồ côi bị thiến để thực hiện những nghi lễ tôn giáo. Cộng đồng hijras chưa bao giờ được xem trọng trong xã hội Ấn Độ nói riêng và các nước Nam Á nói chung. Ngày nay, hijras chỉ chung những người đàn ông thuộc giới tính thứ ba. Xuất thân của họ rất khác nhau nhưng với tư cách là một hijras, họ chỉ có thể làm những nghề xã hội cho là hạ cấp như thầy cúng, gái điếm, ăn xin…, chỉ một số ít có nghề nghiệp đàng hoàng. Luật pháp các nước Nam Á cũng không công nhận hôn nhân của các hijras. Với số lượng ngày càng tăng, từ cuối thế kỷ 20, những nhà hoạt động của cộng đồng hijras cùng các tổ chức phi chính phủ phương Tây (NGOs) đã vận động chính phủ các nước Nam Á chính thức công nhận hijras như một loại của “giới tính thứ ba”, không phải giới tính nam hay nữ. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận