10/12/2007 06:14 GMT+7

Phạt học sinh hư: Phải vừa "trói" vừa "mở"

PHẠM HOÀNG DUY (học sinh lớp 12 ở  Cần Thơ)
PHẠM HOÀNG DUY (học sinh lớp 12 ở  Cần Thơ)

TT - Là học sinh, tôi hiểu khá rõ về nạn bạo lực học đường. Tôi từng biết vài vụ đánh nhau, chém nhau giữa các học sinh trên địa bàn chỉ vì những lý do rất... lãng nhách! Từ thực tế tôi thấy học sinh cá biệt, học sinh thích quậy phá, đánh nhau đều có "vấn đề” do tác động của môi trường xung quanh.

(Phản hồi loạt bài: "Báo động nạn bạo lực học đường", khởi đăng trên Tuổi Trẻ từ ngày 5 đến 8-12)

rQIRMpXu.jpgPhóng to
Thời gian qua đã xảy ra nhiều chuyện đánh nhau ở Trường THCS Trần Phú (Q.10, TP.HCM) nên phụ huynh rất lo lắng. Trong ảnh: nhiều phụ huynh tranh thủ đưa đón con em đi học. Ảnh: HOÀNG KHƯƠNG
TT - Là học sinh, tôi hiểu khá rõ về nạn bạo lực học đường. Tôi từng biết vài vụ đánh nhau, chém nhau giữa các học sinh trên địa bàn chỉ vì những lý do rất... lãng nhách! Từ thực tế tôi thấy học sinh cá biệt, học sinh thích quậy phá, đánh nhau đều có "vấn đề” do tác động của môi trường xung quanh.
Nghe đọc nội dung toàn bài:

Đối với nhiều học sinh, nhà trường không phải là nơi để học tập thoải mái, vui chơi thoải mái và cũng không phải là nơi dễ dàng tìm sự quan tâm, chia sẻ với bạn bè. Ở trường, các bạn chỉ xoay quanh việc "học, kiểm tra, học, kiểm tra". Chỉ cần có chuyện gì một tí là bị nhà trường kỷ luật, mời phụ huynh lên làm việc! Nhiều thầy cô cũng tạo áp lực cho các bạn.

Đâu phải ai cũng giỏi toàn diện, có bạn giỏi môn tự nhiên nhưng không học nổi bài môn xã hội dẫn đến không thuộc bài và bị phạt, bị kỷ luật. Còn các bạn giỏi môn xã hội thì lại yếu các môn tự nhiên, không biết làm bài dẫn đến việc bị qui tội không làm bài và cũng bị phạt, bị kỷ luật.

Đối với không ít thầy cô, học sinh cá biệt là đối tượng cần phải trừng trị thẳng tay vì "con sâu làm rầu nồi canh". Vì thế, mỗi khi có vấn đề gì trong cuộc sống, các bạn không biết tìm chỗ dựa vững chắc nào trong trường để tâm sự, thắc mắc. Về phía các thầy cô cũng khó có thể chia sẻ cùng học sinh, vì một tiết học 45 phút mà bài quá dài, nếu dành thời gian chia sẻ với học sinh sẽ không kịp giờ! Nhiều thầy cô phạt học sinh cá biệt không cần tìm hiểu nguyên nhân sâu xa, không cần biết học sinh đó có ức chế gì mà hành động sai quấy như vậy.

Với đa số các bạn là học sinh cá biệt, gia đình không còn là mái ấm để có thể dựa vào mỗi khi gặp khó khăn. Có bạn cha mẹ ly dị hoặc sống chung một mái nhà nhưng cứ cãi nhau suốt. Có bạn cha mẹ đi làm từ sáng đến tối, thời gian ở nhà chỉ... vài phút, giao hết con cái cho người giúp việc. Có bạn cha mẹ chỉ biết sa vào rượu chè, cờ bạc... Mỗi khi bước về nhà, cảm giác trong lòng các bạn chỉ là trống trải, chán ghét cha mẹ…

Cuối cùng là xã hội. Các bạn không hứng thú đối với sự dạy dỗ ở trường học, không có sự chở che của gia đình nên lang thang ngoài xã hội, cốt tìm được niềm vui trong cuộc sống. Với tâm hồn còn non nớt của tuổi mới lớn, các bạn rất dễ bị sa ngã, bị bạn bè xấu lôi kéo, trở thành "anh chị” trong nhà trường…

Nói tóm lại, theo tôi, học sinh cá biệt bản chất không phải là người xấu. Vì vậy, phạt học sinh hư, học sinh cá biệt phải vừa "trói" vừa "mở". Phạt nhưng phải mở ra cho các bạn một lối thoát khỏi những bế tắc trong cuộc đời, giúp các bạn hiểu được điều đúng đắn, trở thành người có ích cho xã hội. Làm được như vậy mới khó và giúp được cho học sinh của mình, chứ cứ học sinh hư, học sinh cá biệt là buộc phải chuyển trường thì đâu có gì khó!

PHẠM HOÀNG DUY (học sinh lớp 12 ở  Cần Thơ)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên