Theo các nhà nghiên cứu, hoạt chất alectinib có khả năng làm giảm 53% độ nguy hiểm mà quá trình ung thư gây ra so với hoạt chất crizotinib đang được sử dụng để điều trị ung thư phổi.
Với phát hiện mới này, alectinib rất có khả năng sẽ trở thành một loại thuốc chống ung thư thế hệ thứ 2 dùng để điều trị tế bào ung thư phổi trưởng thành.
Trưởng nhóm nghiên cứu Alice Shaw thuộc Trung tâm Ung thư thuộc Bệnh viện đa khoa Massachusetts (Mỹ) nhấn mạnh không ai có thể tưởng tượng việc có thể trì hoãn quá trình phát tán của tế bào ung thư phổi lâu đến như vậy. Hầu hết các liệu pháp chọn mục tiêu đối với ung thư phổi đều chỉ có thể đem lại hiệu quả trong khoảng 12 tháng.
Nhà nghiên cứu của Nhóm nghiên cứu ung thư lâm sàng của Mỹ (ASCO) John Heymach cho rằng loại thuốc điều trị ung thư phổi thế hệ thứ hai này sẽ có tác dụng trì hoãn sự phát triển của tế bào ung thư phổi nhiều hơn hai năm, đồng thời giúp ngăn chặn tiến trình di căn lên não bộ của căn bệnh này.
Tuy nhiên, để alectinib có thể sử dụng rộng rãi trong thực tế, cần có thêm nhiều nghiên cứu khác nữa để đảm bảo loại thuốc mới này có thể kéo dài tuổi thọ của bệnh nhân nhiều hơn so với crizotinib.
Hiện mỗi năm có khoảng 12.500 người dân Mỹ chẩn đoán bị ung thư phổi khi xét nghiệm có thành phần ALK dương tính.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận