15/09/2011 15:35 GMT+7

Phát hiện hóa thạch cá có răng nanh 374 triệu năm

VIỄN PHƯƠNG
VIỄN PHƯƠNG

TTO - Các nhà khoa học tại Học viện Khoa học tự nhiên thành phố Philadelphia (ANSP), Mỹ vừa công bố phát hiện hóa thạch của loài cá có răng nanh Laccognathus embryi, sống cách nay khoảng 374 triệu năm, thuộc kỷ Devon.

CVgfrIF6.jpgPhóng to

Minh họa cá có răng nanh Laccognathus embryi - Ảnh: UPI

Theo tạp chí National Geographic (Mỹ) ngày 12-9, hóa thạch loài cá này được các nhà khoa học phát hiện tại đảo Ellesmere, Canada. Cá có chiều dài cơ thể khoảng 1,8m, đầu phẳng, đôi mắt nhỏ xíu và miệng rộng, đặc biệt răng nanh của nó dài tới 3,8cm.

Nhà động vật học nghiên cứu các loài có xương sống Ted Daeschler, làm việc tại ANSP, mô tả hình dạng cái đầu hóa thạch của cá Laccognathus embryi trông như một khuôn mặt mỉm cười.

Ông Daeschler cho biết cách nay 374 triệu năm, loài cá này sống phổ biến trong những dòng sông Bắc Mỹ thuộc kỷ Devon, trước khi tiến hóa thành động vật có xương sống đi lại trên đất liền.

DplrQLyh.jpgPhóng to
TS Daeschler (phải) giới thiệu hóa thạch cá có răng nanh Laccognathus embryi - Ảnh: eurekalert.org

Kỷ Devon, cách nay khoảng 415-360 triệu năm, còn được gọi là Thời đại cá (The Age of Fishes), rất phong phú các dạng sinh vật sống trong lòng đại dương, ao, hồ và những con suối, trích dẫn trên Hãng tin UPI (Mỹ).

Theo ông Daeschler, hệ sinh thái biển vào cuối kỷ Devon rất hoang dã và các mối nguy hiểm luôn rình rập - nơi những con cá có răng nanh Laccognathus embryi thường ẩn mình, phục kích con mồi với những vết cắn mạnh mẽ. Việc phát hiện loài cá này giúp các nhà khoa học hiểu sâu hơn về quá trình tiến hóa.

VIỄN PHƯƠNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    Chủ đề: hóa thạch Philadelphia