Phát hiện "chìa khóa" của thính giác
TTO - Các nhà khoa học ở Đại Học Y Khoa Harvard vừa cho biết: “Một protein nằm sâu trong tai được xem là nhân tố chính tạo thành thính giác ở người bình thường. Phát hiện này sẽ giúp trị liệu bệnh điếc”. Đó là một protein ở đầu mút của tế bào lông trong tai giữa mà họ đặt tên là TRPA1, thiếu nó sẽ tạo thành bệnh điếc.
![]() |
Khám phá này mở ra một chân trời mới để chữa trị cho những người khiếm thính |
Từ lâu các nhà khoa học biết được rằng để có thể nghe được, sóng âm thanh phải di chuyển một đoạn đường trong tai cho đến khi nó đụng màng nhĩ và tạo thành sự xung động. Điều này kích hoạt những cục xương tí hon phía sau màng nhĩ. Những cục xương này truyền những xung động tới một lớp mô mỏng của tai giữa được gọi là “cửa sổ hình quả trám”.
Hoạt động của “cửa sổ hình quả trám” tạo thành một làn sóng chuyển động trong một cơ quan có hình giống vỏ sò. Cơ quan này chứa hàng ngàn tế bào lông nhỏ li ti kết nối với hệ thần kinh và truyền những xung động đến não bộ để diễn dịch thành âm thanh.
Tuy nhiên người ta chưa biết chính xác những tế bào lông tí hon này biến đổi hoặc chuyển tải những sóng âm thanh thành ra tín hiệu điện tử để chuyển tới não bộ. Các chuyên gia hi vọng rằng tiến trình này bao gồm vài loại lỗ chân lông hay kênh cho phép tín hiệu điện tử biến đổi thành sóng và đi tới những tế bào lông.
Giờ đây tiến sĩ David Corey và đồng sự của ông ở Đại Học Havard tin rằng thành phần chủ yếu của cơ cấu này là một protein tên là TRPA1.
Những khảo sát ở chuột và cá ngựa đang được thực hiện để xác định vai trò và vị trí của protein này.
Tin cùng chuyên mục
Tuổi Trẻ Sao
Thông tin tài khoản ngày
Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản
1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping
Tổng số tiền thanh toán: 0đ
Thanh toán
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận