Cựu chủ tịch Hãng Olympus bị bắt giữXìcăngđan tài chính gây chấn động tại Nhật BảnGiám đốc điều hành Olympus tự tử
Phóng to |
Vào ngày 1-8, một phát ngôn viên Olympus đã chính thức xác nhận một báo cáo từ Hãng tin Bloomberg, dẫn lời chủ tịch tập đoàn, ông Yasuyuki Kimoto đã lên tiếng về các sai phạm tài chính ở Brazil trước Bộ Tư pháp Hoa Kỳ “vào khoảng 4-5 tháng trước”. Vấn đề được cho là liên quan đến các khoản phí Olympus chi trả cho việc đi lại, ăn ở và giải trí của các bác sĩ tại một cơ sở huấn luyện đặt tại Brazil.
“Chúng tôi công nhận đã có dấu hiệu của việc vi phạm Đạo luật chống tham nhũng nước ngoài (*) tại Brazil…”, vị chủ tịch trả lời phóng viên của Bloomberg.
Phóng to |
Trong một diễn biến có liên quan, Terumo, một hãng chuyên sản xuất thiết bị y tế Nhật Bản, hiện nắm giữ 2,1 cổ phần trong Olympus, đã đệ đơn lên Tòa án Tokyo để yêu cầu được bồi thường tổn thất gây ra bởi việc cổ phiếu Olympus sụt giá không phanh, sau khi vụ bê bối tài chính bị phanh phui vào cuối năm 2011. Khi đó, đã có lúc Olympus chứng kiến giá trị thị trường của mình bị giảm đến… 80%.
Diễn biến vụ bê bối tài chính tại tập đoàn quang học và thiết bị y tế Olympus, Nhật Bản: - Ngày 14-10-2011: CEO Olympus Michael Woodford (quốc tịch Anh) bị sa thải, sau khi ông này gây sức ép cũng như đặt nghi vấn với ban lãnh đạo Olympus về nhiều phi vụ mờ ám, trong đó bao gồm khoản phí khổng lồ 687 triệu USD được Olympus trả cho một hãng tư vấn nhỏ tại New York, Mỹ, liên quan đến vụ mua lại hãng thiết bị y tế Anh Gyrus trị giá 1,9 tỉ USD. - Ngày 26-10-2011: Chủ tịch Olympus lúc bấy giờ là ông Tsuyoshi Kikukawa từ chức. - Ngày 8-11-2011: Chủ tịch lâm thời Shuichi Takayama chính thức thừa nhận và xin lỗi trước báo giới về vụ bê bối, đồng thời khẳng định cựu chủ tịch Kikukawa cùng một số thành viên chủ chốt trong ban lãnh đạo cũ là chủ mưu của toàn bộ âm mưu. - Ngày 16-2-2012: Cựu chủ tịch Tsuyoshi Kikukawa bị bắt giữ tại Tokyo, với cáo buộc che giấu khoản thua lỗ lên đến 1,5 tỉ USD tại Olympus. - Ngày 21-2-2012: Giám đốc điều hành của Olympus Ấn Độ, ông Tsutomu Omori tự sát tại thủ đô New Delhi. |
(*) Foreign Corrupt Practices Act (tạm dịch: Đạo luật chống tham nhũng nước ngoài) quy định tội danh và mức phạt cho mọi hành vi hối lộ và mang tính mua chuộc các đối tác nước ngoài bởi các công ty Mỹ. Các tập đoàn và doanh nghiệp không phải của Mỹ, song phát hành cổ phiếu và có chi nhánh tại thị trường Hoa Kỳ (trong trường hợp bài viết là Hãng Olympus của Nhật) cũng chịu chi phối toàn diện của đạo luật này.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận