15/10/2004 06:02 GMT+7

Ở xứ dầu Kuwait

NGUYỄN QUÂN biên dịch
NGUYỄN QUÂN biên dịch

TT - Giá dầu những ngày qua nhảy theo điệu disco khiến bao con tim phải loạn nhịp. Theo nhận định của giới chuyên gia, khi giá dầu thô vượt qua mức 50 USD/thùng thì giá xăng có thể sẽ tiếp tục tăng cao trong nhiều tháng tới. Vì sao xăng dầu lại đắt như vậy?

kBzeTq4P.jpgPhóng to
Hành trình của dầu mỏ từ Kuwait đến Wesseling (Đức)
TT - Giá dầu những ngày qua nhảy theo điệu disco khiến bao con tim phải loạn nhịp. Theo nhận định của giới chuyên gia, khi giá dầu thô vượt qua mức 50 USD/thùng thì giá xăng có thể sẽ tiếp tục tăng cao trong nhiều tháng tới. Vì sao xăng dầu lại đắt như vậy?

Bài báo “Một lít dầu nhỏ nhoi trong cuộc hành trình lớn” đăng trên tuần báo Die Zeit (CHLB Đức) số 36-2004 sẽ giải thích điều đó qua chuyến chu du của một lít dầu thô từ đầu nguồn khai thác ở Kuwait tới kho chứa xăng dầu ở Wesseling (CHLB Đức).

Muhammad Almulla trông thật ấn tượng với bộ đồ lao động xanh, mũ cối cam và găng tay trắng, vặn áp kế trên hệ thống ống dẫn mà ông gọi là “cây Noel“. Áp kế chỉ 500 psi (pound by square inch). Muốn hiểu áp lực cỡ nào, người ta chỉ việc đặt tay lên một nhánh của “cây Noel”. Nó rung lên bần bật như một thanh đường ray khi tàu hỏa tới gần.

Almulla mở một van. Dầu thô trộn lẫn khí đốt chảy ra. Ông hứng đầy một chai để thử. Câu chuyện của chúng ta có thể bắt đầu. Đó là câu chuyện của một lít dầu trong cuộc hành trình từ giếng 473 của mỏ dầu Burgan ở Kuwait cho đến kho chứa xăng dầu ở Wesseling, gần Cologne (CHLB Đức).

Ngày thứ nhất

Khi soi chai dầu từ giếng 473 trước ánh nắng mặt trời, người ta sẽ thấy dầu không màu đen mà màu nâu đỏ. Mùi của nó hắc và trông nó bẩn như chứa đầy gỉ sét. Thông thường dầu lấy từ giếng lên sẽ chảy trong ống đến trạm tập kết 19 (có chu vi 5km); nơi đây tiếp nhận tất cả dầu khai thác từ khoảng 100 giếng của mỏ dầu Burgan. Ngay từ buổi sáng, nhiệt độ trong bóng râm ở đây đã gần 500C.

Burgan là khu vực khai thác dầu lớn thứ hai thế giới, rộng khoảng 800km2. Nếu không có giấy phép đặc biệt, không một ai có thể vượt qua được những người lính gác vui vẻ nhưng lại thực hiện nghiêm ngặt nghĩa vụ của mình là kiểm tra chặt chẽ và tỉ mỉ giấy tờ của người vào khu vực này.

Phía sau trạm gác là một khu vực rộng lớn mà ở đó, người ta sẽ uổng công nếu muốn tìm những dàn máy bơm dầu hay giàn khoan làm việc chậm chạp, uể oải.

Năm 1938, những lít dầu đầu tiên đã được Tập đoàn Oil Company của Anh-Iran (thuộc BP) và Hãng Gulf Oil Company của Mỹ phát hiện. Việc khai thác bắt đầu từ năm 1948 và đến nay người ta vẫn không cần phải sử dụng máy móc kỹ thuật lớn. Từ 56 năm qua, dầu cứ trào lên bề mặt như nham thạch.

Có thể so sánh trạm tập kết 19 với thế giới đường sắt. Giống như trong một khu đường sắt khổng lồ, những người công nhân mặc áo khoác xanh bẻ ghi và điều khiển dòng dầu chảy tới chỗ này hay chỗ kia. Nước được tách ra, hơi ga được đốt cháy, áp lực giảm xuống. Khói dầu bay lên, lẫn vào không khí.

Khoảng ba, bốn công nhân đầu trùm khăn, làm việc dưới bóng mát một lều bạt với máy xì cắt và mỏ hàn. Đây là một công việc nguy hiểm đến tính mạng. Một người phụ trách hướng dẫn công nhân phun nước xuống nền đất để phòng cháy. Cách đây hai năm, một trạm tập kết dầu như vậy đã bị nổ tung, bốn người thiệt mạng.

Nhà địa chất học Khalaf al-Anzi cười nhạo việc học thuyết vô cơ về sự hình thành của dầu mỏ đang trở thành đề tài thời thượng. Khalaf phụ trách việc nghiên cứu nguồn tài nguyên của Kuwait Oil Company (KOC), một xí nghiệp của chính phủ, điều hành những mỏ dầu được quốc hữu hóa năm 1975.

Ông nói: “Tôi có thể hình dung rằng dầu luôn tiếp tục được hình thành. Nhưng chắc chắn không thể không có chất hữu cơ. Và điều hoàn toàn chắc chắn là không thể nhanh như mức độ chúng ta khai thác”.

Văn phòng của Khalaf được đặt trong một lán gỗ ở Achmadi. Đây là một thành phố công nghiệp hạng trung ở sa mạc Kuwait, nơi tất cả mọi thứ đều xoay quanh dầu lửa. Những gì còn lại từ thời kỳ Tập đoàn British Petroleum (1938-1975) là một câu lạc bộ bóng bầu dục và những biệt thự tuyệt đẹp được xây theo phong cách thực dân.

Trụ sở điều hành chính của KOC cũng vừa được xây dựng - một tòa nhà đường bệ, hiện đại, với mái nhà làm bằng thủy tinh màu xanh lá cây, gợn sóng, trông như những đụn cát. Các nhân viên KOC đổ đầy xăng vào những chiếc xe hơi chạy trên sa mạc của họ tại những cây xăng không báo giá. Họ không phải trả tiền nhiên liệu.

Áp lực 500 psi đẩy lít dầu của chúng ta lên khỏi tầng cát sa mạc đến từ đâu? Al-Anzi giải thích: “Ở sâu dưới mỏ dầu Burgan có một lớp đất chìm trong nước, giống như một kiểu biển ngầm. Thông qua áp lực hoàn toàn tự nhiên của nước, nó tạo ra xung động. Trên bề mặt mỏ dầu xuất hiện một “cơ cấu hút tự nhiên”.

Qua đó, nước bị sức ép lớn sẽ tràn vào nguồn dầu đã có khiến nguồn dầu thường xuyên bị nhỏ lại. Việc đó diễn ra rất chậm rãi nhưng lại không thể ngãn chặn. Người ta có thể quan sát hiện tượng này trên một bản đồ địa tầng - Al-Anzi chỉ vào một đường viền nhỏ màu trắng - trước kia ở đây là dầu, nhưng bây giờ chỉ còn có nước”.

Ngày thứ hai

tSZ2igGO.jpgPhóng to
Các quan chức Chính phủ Kuwait tại điểm khai thác dầu của Công ty Dầu mỏ Kuwait (KOC)
Lít dầu của chúng ta chảy từ trạm tập kết 19 tới khu dầu Nam, nơi tập trung những bể chứa dầu khổng lồ (mà người ta hầu như không thể bao quát hết bằng mắt thường) ở gần Achmadi, có sức chứa 16 triệu tấn. Con số này gần tương đương với 1/6 nhu cầu tiêu thụ dầu lửa của Đức, thị trường tiêu thụ dầu lửa lớn thứ tư trên thế giới.

Người ta thường nói tới dầu nhưng có nhiều thứ dầu. Mỗi loại dầu đều có đặc tính riêng - giống như nho được trồng trên những vùng đất khác nhau. Bên cạnh dầu Burgan “nặng trung bình“ (chiếm 80% sản lượng dầu của Kuwait), còn có “dầu nặng“ từ Minagisch, “dầu nhẹ” từ Nam Maqua và một loại “dầu rất nhẹ“ với cái tên mỹ miều là Kara’a al-Mara Nadshmah Nargelu.

Ở kho dầu trước cửa ô thành phố Achmadi, lít dầu của chúng ta được trộn với một trong những loại dầu kể trên rồi chuyển cho Kuwait Export Crude (KEC) để trở thành dầu thô xuất khẩu của Kuwait, một sản phẩm được định nghĩa như một thứ nước xốt với trọng lượng đặc biệt là 30,5 API (viết tắt của American Petroleum Institute) và một lượng diêm sinh là 2,65%.

Sản phẩm này được “lưu kho” suốt một ngày để lượng nước cuối cùng còn rơi rớt lại trong thùng dầu có thể lắng xuống.

Trong các sách giáo khoa trên khắp thế giới đều có một câu tương tự như sau: “Dầu mỏ được hình thành từ chất hữu cơ qua hàng triệu năm.” Cuối thế kỷ 19, nhà hóa học người Nga Dimitri Mendeleev đã phát triển cái gọi là thuyết vô cơ.

Trong những năm 1950, các nhà địa chất học Nga và Ukraine đã lấy học thuyết này làm cơ sở cho việc xây dựng ngành khoa học dầu lửa Liên Xô. Ngày nay trong khoa học có hai giả thuyết trái ngược nhau: vô cơ và hữu cơ.

Thuyết vô cơ của Mendeleev cho rằng dầu mỏ không hình thành từ chất hữu cơ, mà thường xuyên được tạo ra ở sâu trong lòng đất rồi từ đó tràn lên. Bởi vậy, nó không phải là một nguồn tài nguyên có hạn mà là một nguồn tài nguyên dồi dào, luôn đổi mới, giống như gió và năng lượng mặt trời.

Từ ba năm nay, thuyết vô cơ là một đề tài gây nhiều tranh cãi ở Tây Âu và trước hết là ở Mỹ.

-----------------------

* Kỳ 2: Dầu giá 1 USD/thùng

NGUYỄN QUÂN biên dịch
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên