Tiểu thuyết Nước Mỹ (Kẻ mất tích) - Ảnh: THÚY LAN |
Song, diệu kỳ thay, những trang văn tưởng chừng dở dang trong hành trình đến với độc giả ấy, qua sự kiểm duyệt khắc nghiệt của thời gian, đến tận hôm nay vẫn là những tác phẩm được cả giới nghiên cứu lẫn độc giả phổ thông đánh giá là đạt đến sự hoàn hảo cao độ.
Tiểu thuyết Nước Mỹ (Kẻ mất tích) là một sự dở dang hoàn hảo ám ảnh người đọc như thế.
Chàng trai người Đức Karl Roßmann - nhân vật chính của tác phẩm - bị gia đình tống khứ khỏi nhà và bắt đầu một cuộc sống mới trên đất Mỹ.
Để rồi từ đây, với những pha độc thoại triền miên, với những giả thiết hoàn toàn xa lạ so với cách nghĩ thông thường, Kafka xây dựng hình ảnh một chàng thanh niên Karl Roßmann thông minh, sâu sắc, luôn quan sát cuộc sống tỉ mỉ và có những so sánh, liên tưởng thú vị.
Dễ nhận thấy lối văn chú thích của Kafka trong những trang viết đầy rẫy những câu văn dài, thậm chí rất dài, như thể là “hóa thân” của những suy tư phức tạp, đa diện về cuộc sống.
Dẫu chưa từng đặt chân đến nước Mỹ, nhưng với Nước Mỹ (Kẻ mất tích), Franz Kafka đã cho thấy sự tưởng tượng phong phú của ông.
Và điều đáng nói là những vấn đề mà Kafka đề xuất trong quyển tiểu thuyết đầu tay này của ông vẫn vẹn nguyên tính thời sự trong thời đại ngày nay. Sự tiên cảm lạ lùng ấy càng khiến cho văn chương của ông “quyến rũ” độc giả hôm nay và mai sau. Sách do Lê Chu Cầu dịch, NXB Hội Nhà Văn ấn hành.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận