04/09/2003 21:12 GMT+7

Nữ nhà văn Trung Quốc đương đại: trực diện và chát chúa

Theo Lao Động<BR>
Theo Lao Động

Trong hai năm trở lại đây, các tác phẩm của các nữ nhà văn Trung Quốc (TQ) đương đại đã có mặt đều đặn tại VN với các bản dịch gây ấn tượng như Khát vọng thời con gái, Điên cuồng như Vệ Tuệ, Trường hận ca và sắp tới sẽ là Quạ đen ...Dịch giả của các tác phẩm này -Sơn Lê, cũng chính là nhà báo Lê Sơn - vừa có cuộc trao đổi ngắn về các các cây bút nữ TQ và tác phẩm của họ.

7mst1k2q.jpgPhóng to

Dịch giả Sơn Lê (người mặc áo xanh) và nhà văn TQ Trương Hiền Lượng tại TQ vào tháng 6.2000

Trong hai năm trở lại đây, các tác phẩm của các nữ nhà văn Trung Quốc (TQ) đương đại đã có mặt đều đặn tại VN với các bản dịch gây ấn tượng như Khát vọng thời con gái, Điên cuồng như Vệ Tuệ, Trường hận ca và sắp tới sẽ là Quạ đen ...Dịch giả của các tác phẩm này -Sơn Lê, cũng chính là nhà báo Lê Sơn - vừa có cuộc trao đổi ngắn về các các cây bút nữ TQ và tác phẩm của họ.

* Nguyên nhân nào đã khiến ông hướng mối quan tâm của mình vào các tác giả nữ?

- Năm 2000 có thể coi là năm "bùng nổ" tác phẩm của các nhà văn nữ TQ trên cả hai tiêu chí: Chất và lượng.

"Mao Thuẫn" - giải thưởng lớn nhất của Hội Nhà văn TQ dành cho tiểu thuyết năm 2000 có 4 quyển được giải thì trong số đó, 1 nửa đã là của các tác giả nữ. Tôi, lúc đó, đang là Trưởng đại diện của TTXVN tại Bắc Kinh (nhiệm kỳ 1997 - 2001) đương nhiên không thể thờ ơ trước hiện tượng này.

* Sự thuyết phục về lượng - như ông nói - biểu hiện bằng những con số nào?

- Khát vọng thời con gái của Thiết Ngưng (bản dịch của Sơn Lê, NXB Thanh Niên, 2003) được đánh giá là "hiện tượng của năm", được in ở mức cao: 200.000 bản ngay trong lần phát hành thứ nhất.

Không kém cạnh, Quạ đen (NXB Hội Nhà văn sẽ ấn hành vào đầu tháng tới) - tiểu thuyết của nhà văn Cửu Đan in lần đầu tháng 1.2001 đến tháng 5.2002 cũng đã đạt mức kỷ lục: Phát hành lần thứ 18, với số bản in 180.000 bản, chưa kể lượng bản dịch ở Pháp, Đức cùng 6 nước khu vực.

Sự thuyết phục không chỉ nằm trong lượng bản in hay số lần tái bản mà còn cả trong sức viết của họ.

* Còn về chất, thưa ông?

- Báo giới TQ cho hay: Nhà văn TQ Vương Sóc đã tỏ ra rất ưa thích cuốn Quạ đen cũng như tiểu thuyết Người con gái phiêu bạt của nhà văn nữ Cửu Đan (sinh năm 1968).

Nhà phê bình có tiếng khắt khe Lý Đà cho rằng: Quạ đen "rất có thể có khả năng trở thành kinh điển trong lịch sử văn học TQ" với tư cách là một "tiếng thét của nữ giới đại diện cho phái yếu toàn nhân loại đối với xã hội nam quyền và xã hội đồng tiền".

Với trường hợp Thiết Ngưng, đánh giá của giới phê bình TQ: "Bất cứ một kỳ tích nào cũng có thể tìm thấy ở "thầy phù thuỷ" Thiết Ngưng, bởi sức cảm thụ nhạy bén, tưởng tượng phong phú, khả năng khám phá sâu sắc, sự hiểu biết hiếm có...".

* Bên cạnh những thế mạnh có tính sở trường về giới thì điểm mới đáng kể nhất ở họ là bản lĩnh nói ra một cách táo bạo những vấn đề thuộc về bản năng, tính dục - vốn là khu vực mà nhiều cây bút nữ vẫn có ý "lẩn tránh". Dư luận TQ phản ứng thế nào trước điều này, thưa ông?

- Là một xã hội phương Đông đặc thù mà ảnh hưởng phong kiến vẫn còn đủ sức chi phối, dư luận TQ đương nhiên cũng đã từng trải qua những "cú sốc" dễ hiểu trước những sự "lột xác" mạnh mẽ này.

Tuy nhiên, tại Hội nghị kiểm điểm công tác ngành xuất bản của TQ (tháng 8.2002), sự kiện thu hồi cuốn Bảo bối Thượng Hải của Vệ Tuệ (tháng 6.2000) đã được nhắc đến như một trong những sự việc cần được xem xét lại.

Trả lời phỏng vấn báo chí về những yếu tố có màu sắc tình dục trong Quạ đen cũng như khái niệm "viết văn bằng thân xác", tác giả của nó - nhà văn Cửu Đan khẳng định: "Tôi không câu khách bằng tình dục. Chỉ đơn giản: Tình dục là một bộ phận của cuộc sống và vì vậy, tôi không thể lẩn tránh".

* Theo ông, "mẫu số chung" đáng kể nhất ở các cây bút này là gì?

- Không phải ngẫu nhiên, nhiều cuốn tiểu thuyết của các tác giả này đã được hiểu như là những cuốn tự truyện.

Phần nào đó, cách mạng văn hoá - vết thương lớn của dân tộc TQ, nỗi đau dai dẳng của người trí thức TQ đã thẩm thấu, một cách trực tiếp hay gián tiếp, vào lớp nhà văn được coi là cái "gạch nối thế hệ" giữa hai thời kỳ TQ trước và sau đổi mới.

Có sự trải nghiệm, lại có nội lực trẻ, họ - vì vậy - luôn đủ bản lĩnh nhìn nhận hiện thực một cách trực diện và chát chúa, nhất là về đời sống đô thị TQ hôm nay, thông qua cái nhìn của lớp trẻ - mảng hiện thực chưa được cập nhật nhiều trong "cơ cấu" sách dịch văn học TQ lâu nay ở ta.

- Xin cảm ơn ông.

Theo Lao Động
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên