Bức ảnh Sóng An Bang và nụ bàng vuông của kỹ sư Trần Thành in trong sách đã bán được 4 triệu đồng để ủng hộ chương trình Tết Trung thu “Bố ở đảo xa - Con ở nhà có bạn” năm 2019, do CLB Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương tổ chức
Nhà thơ Lữ Mai (hiện làm việc tại báo Nhân Dân) lần đầu tiên đặt chân tới Trường Sa vào tháng 5 vừa qua; còn tính đến nay, Trần Thành - chủ nhiệm CLB Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương - có 8 lần đi Trường Sa qua các mùa, tích lũy được nhiều trải nghiệm, luôn đau đáu những ý tưởng, giải pháp hữu ích để cải thiện cuộc sống tinh thần và vật chất cho quân dân nơi đảo xa, nhà giàn DK1.
Nơi đầu sóng gồm 21 tản văn, ghi chép của Lữ Mai cùng 21 bức ảnh "đồng kể chuyện" của Trần Thành.
Những nhân vật, những câu chuyện được Mai ghi chép lại tỉ mỉ, qua góc nhìn của một người trẻ giàu tình cảm: các anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống vì Tổ quốc; những cán bộ, chiến sĩ trên đảo, trên tàu; những người thợ máy, thủy thủ phục vụ thầm lặng và đầy hi sinh... đến những câu chuyện về cây trái, rau xanh trên đảo hay câu chuyện đặc biệt về một ca mổ nguy cấp...
Ba hồi còi tàu vọng mãi - Tác giả Trần Thành
Nhiều câu chuyện trong sách do Lữ Mai chứng kiến, nhưng cũng có những chi tiết Mai viết nhờ sự tư vấn, kể lại của kỹ sư Trần Thành.
Điều đó giúp cuốn sách vừa có chất thơ với nhịp rung của cảm xúc, vừa có được những chi tiết đắt giá mà phải là của người được đi Trường Sa nhiều lần, chứng kiến trong nhiều thời khắc không gian, thời gian khác nhau mới có thể "thu lượm" được.
Chủ quyền biển đảo - Tác giả Trần Thành
Mai vàng tặng mẹ tết này - Tác giả Trần Thành
Bức ảnh của kỹ sư Trần Thành in cùng bài "Một ca mổ cam go" trong cuốn Nơi đầu sóng - Ảnh: H.T.P. chụp lại
Bức ảnh của kỹ sư Trần Thành in cùng bài "Vũ điệu sinh tồn" trong cuốn Nơi đầu sóng - Ảnh: H.T.P. chụp lại
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận