18/05/2005 17:22 GMT+7

"Nỗi buồn chiến tranh" lên phim?

Theo Thể Thao và Văn hóa
Theo Thể Thao và Văn hóa

Sinh năm 1967, định cư tại California, Mỹ từ năm 1980, năm 2004 Nguyễn Hoàng Nam viết kịch bản phim Oan hồn dựa vào truyện ma quái truyền khẩu của VN mang dáng dấp của liêu trai chí dị.

A2q91a2F.jpgPhóng to
Cảnh trong phim Oan hồn - Ảnh: TN

* Xin tò mò một chút, làm một bộ phim như Oan hồn chi phí có tốn kém ?

- Phim như Oan hồn (khoảng 90 phút) trung bình khoảng vài trăm ngàn USD, nhưng tiền thì không nhất thiết là của mình. Bởi làm phim ở Mỹ không nhất thiết phải là có hãng lớn với đầy đủ bộ máy, vấn đề chủ yếu là anh phải đưa ra đề án làm phim hiệu quả. Nếu thấy có kịch bản tốt, có khả năng doanh thu cao thì có hãng lớn, rồi nhà tài trợ sẽ chi tiền để mời các đạo diễn, diễn viên danh tiếng cùng hợp tác sản xuất. Người Mỹ gọi đó là phim thương mại. Làm phim như thế thuận lợi nhưng cũng rất gò bó.

* Vì sao vậy ?

- Vì phim thương mại phải tuân thủ một quy trình kỹ thuật và nội dung chặt chẽ, với đích nhắm cuối cùng là lợi nhuận, nên cơ hội để sáng tạo cái mới hầu như là không có. Còn với những người ít tên tuổi như chúng tôi, mới chập chững vào nghề, muốn thử nghiệm ý tưởng lạ thì phải làm phim độc lập. Hoặc giả nhiều đạo diễn, diễn viên thành danh, quá giàu có, không coi trọng tiền nữa thì họ bỏ tiền ra để làm phim độc lập cho thỏa cái chí của mình.

* Nhưng dù là phim loại nào thì chủ phim cũng phải nghĩ đến việc bù đắp chi phí, với Oan hồn thì việc thu hồi phí có dễ dàng ?

- Thông thường thì sau khi làm phim xong, đơn vị sản xuất sẽ mời các nhà phê bình nổi tiếng đến xem và viết bài đăng báo. Nếu được họ chiếu cố, thì phim của anh sẽ được mua chiếu ở rạp. Con đường khác phổ biến hơn, là gởi phim đến các LHP quốc tế. Oan hồn đã được gởi đến các LHP như Fantasia (Canada), Hawaii, Bangkok và gần đây nhất là Singapore.

Nếu cực kỳ may mắn phim được trình chiếu tại liên hoan, thì các nhà phát hành, các chủ rạp phim có mặt ở đó sẽ ký hợp đồng mua bán. Nếu không thì còn con đường khác, phát hành theo kiểu in đĩa DVD. Với câu chuyện như Oan hồn thì phát hành bằng con đường này trong cộng đồng Việt kiều và một số ít khán giả ở các nước đã có để thu hồi vốn.

* Về mặt kinh tế, thu hồi vốn ở VN khi làm phim là điều không dễ dàng. Vì sao anh lại đâm đầu vào chỗ khó như vậy ?

- Cũng xin nói ngay rằng, các đạo diễn Mỹ có chút danh tiếng muốn kêu gọi đầu tư tiền làm phim tại Mỹ cũng không dễ dàng. Rồi các đạo diễn Pháp, Đức ở Mỹ lại càng khó khăn hơn. Với một người đứng hàng thứ ba chưa có tên tuổi như tôi, lại đưa ra dự án làm phim ở VN chứ không phải ở Mỹ thì lại càng khó khăn hơn nữa. Nhưng tôi hy vọng và tin sẽ có người đầu tư, hơn nữa tôi còn một lý do khác.

* Anh có thể nói rõ được không ?

- Lâu nay xem phim của Hollywood, hay một vài nước về chiến thanh ở VN, tôi nhận thấy hình ảnh người Việt bị lu mờ, lệch lạc. Chẳng hạn, nếu có bộ đội thì đó chỉ là cảnh loáng thoáng trong cánh rừng. Hay phụ nữ thì chỉ đóng vai hầu khách sạn, rồi là người tình của lính chiến… Còn tiếng Việt trong phim (nếu có) thì vài từ ngô nghê, phát âm ngọng nghịu.

Hơn nữa lâu nay ở nước ngòai còn có định kiến diễn viên Việt thì chỉ đóng vai phụ. Dù có nói thế nào thì đó là con mắt của nước ngoài nhìn về VN. Vì vậy tôi muốn làm phim nghiêm túc để nước ngoài thấy được bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc ta và cũng muốn chứng minh diễn viên Việt có thể đóng những vai lớn.

* Anh dự định sẽ đưa ra dự án làm phim như thế nào ?

- Trước hết đó có thể là phim dã sử. Nhưng cái đích tôi muốn ngắm tới đó là dựng phim dựa theo tiểu thuyết Thân phận tình yêu (còn có tên là Nỗi buồn chiến tranh) của Bảo Ninh.

* Nước ta có nhiều tiểu thuyết hay về chiến tranh, vì sao Thân phận tình yêu lại là sự lựa chọn của anh ?

- Đúng là như thế, nhưng Thân phận tình yêu không chỉ giàu chất văn mà còn đậm ngôn ngữ điện ảnh, góc nhìn của nó cũng lạ. Tôi nghĩ chỉ riêng chuyển thể kịch bản đã là khó khăn lớn. Tuy nhiên đây mới chỉ là dự định thôi. Tôi còn phải xin phép Nhà nước ta, phải liên lạc về bản quyền với anh Bảo Ninh. Nếu mọi việc xuôi buồm thuận gió, thì tôi tin rằng bằng kinh nghiệm của mình, sự hiểu biết về "hơi thở" của điện ảnh thế giới cùng với sự hợp tác của đội ngũ làm nghề trong nước, chúng ta sẽ có một bộ phim chững chạc. Tuy nhiên mọi cái vẫn còn ở phía trước, tôi mới chỉ hy vọng thế.

Theo Thể Thao và Văn hóa
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên