29/03/2010 13:57 GMT+7

Những xét nghiệm cần thiết khi viêm nhiễm cơ quan sinh dục

Th.S, BS NGUYỄN HỒNG HOAGiảng viên ĐH Y Dược TP.HCM
Th.S, BS NGUYỄN HỒNG HOAGiảng viên ĐH Y Dược TP.HCM

TTO - Tôi đã lấy chồng và có một con gái. Vòng kinh của tôi đều, âm đạo trước đây không có hiện tượng gì bất thường.

TTO - Tôi đã lấy chồng và có một con gái. Vòng kinh của tôi đều, âm đạo trước đây không có hiện tượng gì bất thường.<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

Cách đây gần 4 tháng, tôi bị ngứa (thỉnh thoảng thôi nhưng vô cùng khó chịu) ở âm đạo, khí hư có mùi hôi. Tôi lo sợ và đã đến BV Phụ sản T.Ư khám.

BS kết luận:

- Viêm đỏ, nhiều khí hư đục

- Soi tươi: Bạch cầu (+)

(còn các thứ khác thì bình thường)

BS cho thuốc :

-Tozef 500mg x 20v ngày uống 4 v

-Robasy x 12v mỗi tối đặt một viên âm đạo

Tôi uống theo thuốc kê sau đó thấy đỡ, nhưng khi có kinh nguyệt trở lại thì âm đạo ngứa và khó chịu, đặc biệt sau kinh 15 ngày thì lượng khí hư ra nhiều hơn. Tôi rất sợ không biết mình có bị bệnh gì nữa không? Phải khám, chữa thế nào? Mua thuốc gì uống thì khỏi?

H.T.L.

- Trả lời của phòng mạch online:

- Dịch âm đạo (thường gọi là khí hư hay huyết trắng) bao gồm các tế bào âm đạo bong ra, chất tiết từ tuyến Bartholin, tuyến Skène, dịch nhầy ở cổ tử cung, dịch tiết từ buồng tử cung và dịch thầm từ thành âm đạo. Bình thường dịch âm đạo hơi trong, hơi quánh, thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt (gọi là huyết trắng sinh lý). Vào thời kỳ phóng noãn, dịch âm đạo nhiều và loãng.

Khi bị viêm nhiễm ở cơ quan sinh dục, thường tình trạng dịch âm đạo sẽ thay đổi trở nên vàng xanh hay lợn cợn... và đặc biệt có các triệu chứng khó chịu đi kèm như là ngứa rát vùng âm hộ, tiểu đau, giao hợp đau… Tuy nhiên có một số trường hợp có tình trạng viêm nhiễm nhưng không có triệu chứng như nhiễm Chlamydia trachomatis, Human papilloma virus..

Vấn đề của chị: có tình trạng huyết trắng bất thường kèm theo dấu hiệu ngứa, hôi. Sau khi điều trị tình trạng vẫn chưa cải thiện rõ ràng. Chị nên quay lại bệnh viện để kiểm tra lại.

Các xét nghiệm cần phải làm:

- Soi tươi và nhuộm gram huyết trắng. Kết quả cho biết có nhiễm trùng (bạch cầu tăng), có nhiễm nấm (với hình ảnh sợi tư nấm hay bào tử nấm), nhiễm Trichomonas vaginalis (hình ảnh trùng roi di động) hay chỉ là tình trạng nhiễm khuẩn âm đạo với sự mất đi của các vi khuẩn lactobacilli (thường trú trong âm đạo) với sự thay thế bởi vi khuẩn kỵ khí. Nhiễm khuẩn âm đạo là một dạng khá thường gặp gây ra mùi hôi khó chịu.

- Xét nghiệm dịch cổ tử cung tìm lậu, Chlamydia trachomatis, HPV

- Xét nghiệm chuyên biệt nếu nghĩ tới nhóm bệnh lây truyền qua đường tình dục: huyết thanh chẩn đoán giang mai, HIV.

- Các xét nghiệm đánh giá mức độ nhiễm trùng nếu nghi ngờ nhiễm trùng lan lên tử cung, tai vòi, vùng chậu: CRP,CTM, siêu âm…

Th.S, BS NGUYỄN HỒNG HOAGiảng viên ĐH Y Dược TP.HCM

Bạn có những thắc mắc về sức khỏe của mình mà không biết hỏi ai. Bạn cần được tư vấn những thắc mắc về sức khỏe của mình, của người thân... Phòng mạch online của Tuổi Trẻ Online sẽ giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe. Mọi thắc mắc về sức khỏe gửi đến địa chỉ email: tto@tuoitre.com.vn.

Để chính xác về nội dung, vấn đề cần hỏi, bạn đọc vui lòng gõ có dấu (font chữ Unicode). Chân thành cảm ơn.

TTO

Th.S, BS NGUYỄN HỒNG HOAGiảng viên ĐH Y Dược TP.HCM
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên