Phóng to |
Gai xương gót hay viêm cân gan chân - Ảnh: Nam Anh |
Le Xuan Minh
- Trả lời của Phòng mạch Online:
Theo những gì anh mô tả, chúng tôi nghĩ bà xã anh có thể bị viêm cân gan chân hay còn gọi theo người bệnh là gai gót chân, hoặc có thể bị viêm nơi bám gân gót.
Bệnh biểu hiện bằng việc người bệnh khi vừa ngủ dậy bước xuống giường tự nhiên cảm thấy gót chân hay gan chân đau nhói, tuy nhiên khi bước đi vài bước lại thấy cơn đau biến mất. Tình trạng này cứ lặp đi lặp lại và cường độ đau ngày càng mạnh lên, thời gian để cơn đau mất đi ngày càng dài ra và đôi khi càng đi càng đau. Để lâu 1 thời gian đi chụp phim gót chân được bác sĩ chỉ cho thấy một cái gai vùng xương gót. Đây là tình trạng viêm gân mãn tính gân gót nếu cơn đau xuất hiện ở vùng sau gót. Nếu cơn đau ở vùng gan chân, đó chính là tình trạng viêm cân gan chân.
Phóng to | |
Viêm chỗ bám gân gót - Ảnh: Nam Anh | Hình dùng radiofrequency để điều trị viêm gân gót - Ảnh: Nam Anh |
Cả hai bệnh lý trên đều có một cơ chế bệnh lý chung là do tình trạng viêm gân mãn tính mà nguyên nhân gây viêm gân mãn tính là tình trạng chấn thương vi thể (chấn thương nho nhỏ) lặp đi lặp lại nhiều lần và như đã nói ở trên kèm theo tình trạng thiếu máu nuôi gân.
Có thể hiểu nôm na như việc chúng ta bẻ cọng dây thép, bẻ một lần dây thép không đứt nhưng nếu cứ bẻ qua bẻ lại nhiều lần sợi dây thép sẽ bị đứt. Gân trong trường hợp này cũng gần như thế với biểu hiện bằng việc các sợi collagen sắp xếp lộn xộn, hỗn độn, mạch máu nuôi gân giảm thiểu. Ngoài ra viêm chỗ bám gân gót còn có thể kèm theo viêm túi nhớt phía trước gân gót hay phía sau gân gót mà biểu hiện bằng việc ấn đau vùng phía trước của gân gót. Viêm cân gan chân đôi khi kèm theo việc chèn ép nhánh thần kinh gan chân khiến bệnh nhân cảm giác tê vùng gan chân.
Việc điều trị luôn luôn là sự phối hợp giữa thuốc, tập vật lý trị liệu làm căng giãn gân, cân và các dụng cụ giúp giảm thiểu tình trạng chấn thương nho nhỏ gân như đế lót giày, băng khuỷu hay thậm chí bất động bằng nẹp. Mạnh hơn nữa là phương pháp chích corticoide tại chỗ đau có thể làm giảm cơn đau, biện pháp này không được khuyến khích đối với trường hợp viêm chỗ bám gân gót vì rất dễ làm đứt gân gót. Những biện pháp khác khi hai phương pháp đầu thất bại là dùng sóng ngắn, sóng ngoài cơ thể điều trị vùng gân viêm mãn.
Một phương pháp có phần xâm lấn hơn, đòi hỏi phải qua phẫu thuật (dù không lớn) là dùng radiofrequency kích thích vào điểm bám của gân với hi vọng kích thích sự tăng sinh mạch máu nhằm giải quyết triệt để nguyên nhân gây đau. Phương pháp này đã triển khai hơn 1 năm tại Việt Nam và những báo cáo đầu tiên của Bệnh viện Đại học Y dược tại hội nghị chuyên ngành chấn thương chỉnh hình (anh có thể tham khảo bài này trên địa chỉ http://www.chanthuongchinhhinh.vn/) cho kết quả giảm đau lên đến 94% cho những trường hợp mà các biện pháp uống thuốc hay chích thuốc đã thất bại.
Tại TP.HCM anh có thể liên hệ với phòng khám cơ xương khớp Bệnh viện Đại học Y dược cơ sở 1, BV CTCH, BV Chợ Rẫy, BV 115.
Bạn có những thắc mắc về sức khỏe của mình mà không biết hỏi ai. Bạn cần được tư vấn những thắc mắc về sức khỏe của mình, của người thân... Phòng mạch Online của Tuổi Trẻ Online sẽ giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe. Mọi thắc mắc về sức khỏe gửi đến địa chỉ email: tto@tuoitre.com.vn. Để chính xác về nội dung, vấn đề cần hỏi, bạn đọc vui lòng gõ có dấu (font chữ Unicode). Chân thành cảm ơn. B.CHÂU thực hiện |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận