30/12/2004 08:45 GMT+7

Những lời cầu nguyện

TRẦN NGUYÊN
TRẦN NGUYÊN

TT - Nửa đêm, Xusin gọi điện, thổn thức: “Banda Aceh chỉ còn là một đống hoang tàn, tất cả đã đổ nát. Chỉ có một từ để diễn tả: vô hồn. Cảnh vật, không khí và đặc biệt là những ánh mắt người dân...

bJ0DPB7q.jpgPhóng to
Xác nạn nhân đầy ngoài phố ở Banda Aceh, Indonesia
TT - Nửa đêm, Xusin gọi điện, thổn thức: “Banda Aceh chỉ còn là một đống hoang tàn, tất cả đã đổ nát. Chỉ có một từ để diễn tả: vô hồn. Cảnh vật, không khí và đặc biệt là những ánh mắt người dân...

Tôi đang đứng cạnh bên một thiếu phụ mất chồng ôm đứa con bị mù một mắt và gãy tay ngủ mê và chẳng biết phải làm gì để giúp chị...”, giọng cô gái 25 tuổi đến từ một tổ chức nhân đạo của Mexico lạc đi vì nghẹn ngào. Gác máy, tôi trở mình lắng nghe, tiếng cầu kinh cầu nguyện rì rầm từ phía phòng bên nghe buồn thảm.Vì lý do an ninh, tôi cùng ba đồng nghiệp Đài Loan không được phép đến Banda Aceh. Chỉ có hai người nước ngoài được bay trên chuyến bay VJ 2366 của hãng Jatayu Airline trong chiều qua, đó là Xusin và Paul vì họ mang theo rất nhiều hàng hóa cứu trợ.

Không có phương tiện nào khác để đến Aceh vì đường bộ đã bị phá hủy, đường thủy ngưng từ ngày xảy ra tai nạn. Tôi trở về phòng cầu nguyện. Đó là một căn phòng bằng gỗ lắp kính và trải những mảnh thảm nhỏ lọt thỏm giữa sân bay rộng lớn.

Hai người đàn ông đang ngồi một cách thành khẩn không chú ý đến người vừa xuất hiện. Lặng im trở ra, chờ đợi. Một người bước ra trước, mắt ông thâm quầng, mệt mỏi trả lời: “Chúng tôi tin vào sự sáng suốt của đấng tối cao...”.Medan lặng lẽ và nghèo nàn, rất hiếm người nói được tiếng Anh nên tôi cũng không hỏi han được gì nhiều. Chiếc taxi già cỗi cứ rung lên rầm rập khi nhấn ra, lướt qua những đứa trẻ lam lũ đứng xin ăn ở ngã tư đường, lướt qua những thanh niên đeo băng xanh ôm thùng quyên góp từ thiện từ những giao lộ lớn.

Thật khó để tìm được một khách sạn vì thắng cảnh duy nhất ở đây là hồ nằm cách thành phố hơn 200km. Mở truyền hình, kênh nào cũng phát những hình ảnh từ Banda Aceh. Đài quốc gia Metro TV dành hẳng toàn bộ một kênh cho chương trình Indonesia Menangis 24/24 giờ cập nhật tình hình ở vùng đất bị phá hủy này.

Cứ năm phút, nhạc hiệu chương trình lại vang lên rền rĩ với hình ảnh những người phụ nữ và trẻ em vừa bỏ chạy vừa gào khóc khi cơn sóng thần vừa ập tới. Những hình ảnh loang loáng hiện ra rồi kết thúc bằng một màu đỏ thẩm như máu loang dần ra rồi tắt ngấm. Quá 11g đêm, Xusin gọi. Cô bạn người Mexico thút thít khóc trong máy, cho biết từ bé đến lớn chưa từng nhìn thấy những cảnh tượng đau lòng như thế. “Người ta vẫn đang lôi từ những căn nhà đổ nát những thi thể bầm tím của các nạn nhân. Lúc chiều khi tôi vừa đặt chân xuống đã thấy trong gian nhà trống hoác một phụ nữ nằm bên ba đứa con của chị, tất cả đều đã qua đời...

Bệnh viện bị phá hủy và người ta phải để những người bị thương nằm lăn lóc ngoài sân với những thiết bị y tế cực kỳ thiếu thốn. Rồi sẽ còn nhiều người chết vì thiếu thốn phương tiện, thuốc men và thực phẩm. Nhiều tổ chức nhân đạo đã đến nhưng vẫn chưa làm được gì nhiều...”. Điện thoại bị ngắt và không thể gọi lại được.Nhìn đồng hò, đã sang một ngày mới. Tôi nằm im thì nghe văng vẳng tiếng cầu kinh. Áp sát tai vào vách, phòng bên trái cũng rầm rì cầu nguyện, phòng bên phải cũng thế. Không thể nhắm mắt được khi hình ảnh người phụ nữ gầy nhom lao vào ôm xác đưá con vừa tìm đuợc dưới gầm cầu mà đài truyền hình vừa phát lúc chiều cứ hiện lên trong đầu rõ mồn một cả tiếng nấc của chị, tôi thả bộ ra phố.Người lái xe của chiếc Becak, một loại xe đạp có chiếc thùng kế bên để chở khách nhín vào mảnh giấy mà anh tiếp tân khách sạn viết cho tôi, cười héo hắt. Tôi muốn gặp ai đó có người thân ở Aceh để trò chuyện, nhưng trước hết phải tìm Lismana, một sinh viên có thể nói được tiếng Anh để làm thông dịch.

Lismana ngái ngủ, nói một điều gì đó với người lái xe rồi à lên: “Ông ta có con làm công nhân ở Banda Aceh”. Cả ba tấp vào một quán ăn được che bít bùng bằng những tấm vải cáu bẩn, Manta, tên người lái xe thì thầm nói rất khó nghe vì ông bị sứt môi. Ông bảo, ông chờ đợi, cũng chắc biết chờ điều gì nữa vì chẳng biết làm gì hơn.

Người con trai duy nhất của ông đã ở Banda Aceh và không có chút tin tức nào. Aceh trở nên một ốc đảo cô đơn khi không có tin tức, liên lạc nào về chính quyền có thể đếm được số người chết chứ không biết danh sách, tên tuổi. Ông ôm mặt khóc rưng rức.Sáng sớm, chương trình truyền hình Lumbung social của đài TVRI phỏng vấn ông Hafid, một quan chức chính quyền thành phố Banda Aceh. Ban đầu ông còn bình tĩnh nói về những phương án tạm thời để giải quyết vấn đề như bố trí chỗ ở cho những người dân vốn đang sống lây lất ngoài phố, phân phát thực phẩm và đồ cứu trợ, rồi bỗng nhiên người đàn ông nhìn rất cứng rắn này bật khóc, vẻ bất lực hiện lên thấy rõ.Gọi cho Xusin, cô bảo đang đứng ở bờ biển vì không thể chịu đựng thêm những cảnh tượng đang diễn ra. Xusin thều thào và điện thoại lại bị ngắt. Tôi trở lại phòng cầu nguyện, quì xuống và mong mọi chuyện rồi sẽ tốt hơn.

Càng gần tới Aceh, càng hiểu thêm rằng đã lâu lắm rồi thế giới chưa từng thấy một thảm họa thế này. Trên đường dẫn tới thủ phủ tỉnh có một chốt chặn, nơi người ta kiểm tra các phương tiện ra vào. Sau tòa nhà của chốt chặn này là xác người với àng trăm thi thể. Một số được đậy bởi những chiếc túi nhựa màu cam, nhưng để bảo vệ chúng khỏi ánh nắng mặt trời thì rõ ràng những chiếc bao này chẳng là gì. Những người dẫn đường nói trước đó ở đây có tới 2.000 thi thể, nhưng giờ thì những người tình nguyện đã mang đi chôn bớt rồi.Khắp nơi ở Aceh là những người đi tìm người thân. Nhưng nặng nề nhất là những ai mất con. Số trẻ con chết không ít hơn người lớn.Nhìn thi thể chúng, thật không thể chịu đựng nỗi. Nhưng nặng lòng hơn khi nhìn thấy những người mẹ mất con: họ nhìn mặt từng người chết rồi vớ lấy tay những ai đi ngang, như có thể biết được gì đó về con cái họ.Rất thiếu thông tin. Thấy chúng tôi, người nước ngoài, hầu như mọi người địa phương đều chạy tới xin chúng tôi tạm dừng và đặt vô số câu hỏi. Tại tỉnh Aceh hiện giờ truyền hình, bưu điện không họat động, kể cả điện thoại.

Thành phố ngự trị một bầu không khí sợ hãi, một sự im lặng chết chóc. Hai năm trước khi tôi tới đây, Aceh là một thành phố đông đúc, náo nhiệt với chợ búa, hàng chục cửa hàng, cà phê, nhà hàng.Còn giờ đây trên đường phố là những đống đổ nát, đổ nát, và không có gì, ngoài đổ nát. Khắp nơi là những mảnh ôtô, xe máy lật sấp, méo mó, đầy bùn đất.Dưới chúng là xác người. Họ kẹt lại đó sau khi nước rút đi mà chính quyền không có thời gian moi ra mà chôn cất họ.Chiếc đồng hồ trên đền thờ của thành phố may mắn không bị phá hủy, dừng lại ở 8g25 phút, đúng lúc sóng quất vào.

(Tường thuật của phóng viên BBC từ Aceh)

TRẦN NGUYÊN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên