05/08/2023 16:12 GMT+7

Những hàng cây cổ thụ xanh ngắt ở TP.HCM, dân mong đừng bị chặt ‘vô tội vạ’

Hình ảnh những hàng cây xanh ngắt, rợp bóng mát dọc hai bên đường ở trung tâm TP.HCM từ bao đời nay đã in sâu vào tâm trí người dân. Nhiều người cho rằng những hàng cây này là di sản vô giá, cần được bảo vệ và chăm sóc tốt hơn.

Những hàng cây cổ thụ xanh mát ở công viên Tao Đàn (quận 1) đã trở thành hình ảnh ấn tượng trong lòng người dân thành phố và du khách.

Những hàng cây cổ thụ xanh mát ở công viên Tao Đàn (quận 1) đã trở thành hình ảnh ấn tượng trong lòng người dân thành phố và du khách.

Những năm qua, một số hàng cây tại TP.HCM được cắt tỉa để phòng tránh sự cố ngã đổ hoặc bị đốn hạ để phục vụ cho các công trình giao thông trọng điểm. Tuy nhiên, tại các tuyến đường trung tâm TP.HCM vẫn còn nhiều hàng cây trăm tuổi, xanh mát.

Những hàng cây này không chỉ che chở, hạ nhiệt thành phố trong những ngày nóng bức mà còn mang giá trị văn hóa lâu đời. Nó hệt như những chứng nhân lịch sử, chứng kiến sự thay đổi của thành phố phát triển bậc nhất cả nước.

Theo người dân khu vực, hàng cây trên đường Nguyễn Bỉnh Khiêm (quận 1) đã được trồng từ những năm 1890. Đa số giống được chọn là cây sọ khỉ, chiều cao của cây có thể lên đến hàng chục mét, phải ba người mới ôm xuể thân cây.

Theo người dân khu vực, hàng cây trên đường Nguyễn Bỉnh Khiêm (quận 1) đã được trồng từ những năm 1890. Đa số giống được chọn là cây sọ khỉ, chiều cao của cây có thể lên đến hàng chục mét, phải ba người mới ôm xuể thân cây.

Sát cạnh là khu vườn xanh ngắt của Thảo Cầm Viên - nơi mà nhiều người vẫn ví von là “lá phổi xanh” của TP.HCM. Do đó, bất kể thời điểm nào trong năm, Thảo Cầm Viên vẫn luôn nhộn nhịp khách tham quan. Nơi đây có nhiều giống cây cổ thụ đặc biệt, được gieo trồng và nhân rộng đi khắp nơi.

Sát cạnh là khu vườn xanh ngắt của Thảo Cầm Viên - nơi mà nhiều người vẫn ví von là “lá phổi xanh” của TP.HCM. Do đó, bất kể thời điểm nào trong năm, Thảo Cầm Viên vẫn luôn nhộn nhịp khách tham quan. Nơi đây có nhiều giống cây cổ thụ đặc biệt, được gieo trồng và nhân rộng đi khắp nơi.

Nhắc tới cây xanh thế kỷ, người dân TP.HCM sẽ nhớ ngay tới hàng cây dầu ôm trọn hồ Con Rùa. Sinh sống hơn 50 năm gần khu vực này, ông Nguyễn Phúc Đức (57 tuổi) luôn tâm đắc về hình ảnh hàng cây dầu xanh ngắt, che bóng mát cho hồ Con Rùa.

Nhắc tới cây xanh thế kỷ, người dân TP.HCM sẽ nhớ ngay tới hàng cây dầu ôm trọn hồ Con Rùa. Sinh sống hơn 50 năm gần khu vực này, ông Nguyễn Phúc Đức (57 tuổi) luôn tâm đắc về hình ảnh hàng cây dầu xanh ngắt, che bóng mát cho hồ Con Rùa.

"Cây dầu gắn bó với gánh hàng rong của nhiều thế hệ trong gia đình tôi. Thành phố càng phát triển thì cần phải tăng diện tích phủ xanh. Chỉ có như vậy mới tạo ra sự phát triển bền vững, biến thành phố thành điểm đến lý tưởng cho du khách trong và ngoài nước", ông Đức chia sẻ.

"Cây dầu gắn bó với gánh hàng rong của nhiều thế hệ trong gia đình tôi. Thành phố càng phát triển thì cần phải tăng diện tích phủ xanh. Chỉ có như vậy mới tạo ra sự phát triển bền vững, biến thành phố thành điểm đến lý tưởng cho du khách trong và ngoài nước", ông Đức chia sẻ.

Cách đó không xa, đường Alexandre de Rhodes, đường Điện Biên Phủ hay công viên 30-4 cũng mát rười rượi nhờ hàng cây xanh ngắt. Nếu chạy xe ngang những con đường này vào giữa trưa, người đi đường phần nào vơi nỗi bực dọc do kẹt xe bằng bóng mát dìu dịu của hàng cây nhiều tuổi.

Cách đó không xa, đường Alexandre de Rhodes, đường Điện Biên Phủ hay công viên 30-4 cũng mát rười rượi nhờ hàng cây xanh ngắt. Nếu chạy xe ngang những con đường này vào giữa trưa, người đi đường phần nào vơi nỗi bực dọc do kẹt xe bằng bóng mát dìu dịu của hàng cây nhiều tuổi.

Khu vực công viên Tao Đàn (quận 1) thu hút rất đông người dân đến vui chơi, tập thể dục bởi không khí trong lành, mát mẻ hệt như một "Đà Lạt nho nhỏ" nằm giữa lòng TP nhờ những tán cây rộng che mát. Công viên rộng lớn này có nhiều tiểu cảnh, những hàng ghế để người dân ngồi hóng mát, ngắm cảnh. Đưa mắt lên cao, người dân sẽ thu lại được hình ảnh những cành lá xanh in bóng lên nền trời trong veo.

Khu vực công viên Tao Đàn (quận 1) thu hút rất đông người dân đến vui chơi, tập thể dục bởi không khí trong lành, mát mẻ hệt như một "Đà Lạt nho nhỏ" nằm giữa lòng TP nhờ những tán cây rộng che mát. Công viên rộng lớn này có nhiều tiểu cảnh, những hàng ghế để người dân ngồi hóng mát, ngắm cảnh. Đưa mắt lên cao, người dân sẽ thu lại được hình ảnh những cành lá xanh in bóng lên nền trời trong veo.

Ông Nguyễn Hải (74 tuổi, ngụ quận 1) cho biết: “Cây xanh dọc các con đường quận 1, quận 3 này đã gắn liền với bao kỷ niệm của tôi và người dân nơi đây. Tôi có cơ hội được chứng kiến hàng cây phát triển từ bé đến giờ, có nhiều cây được trồng cả trăm năm, hơn cả tuổi tôi. Theo thời gian có một vài cây đã quá già yếu, còn lại vẫn sừng sững đứng đó. Đáng buồn thay khi một vài hàng cây xanh ấy lại bị bạo hành bằng muôn kiểu! Những vết chai sần, sẹo lồi lõm do vết đinh đóng còn để lại. Bộ rễ trộn lẫn với xi măng đang oằn mình kiếm lỗ thở. Tệ hơn nữa, không ít cây cổ thụ bị cắt tỉa vô tội vạ, trơ trụi cành lá hệt như những cây đã chết”, ông Hải nói.

Ông Nguyễn Hải (74 tuổi, ngụ quận 1) cho biết: “Cây xanh dọc các con đường quận 1, quận 3 này đã gắn liền với bao kỷ niệm của tôi và người dân nơi đây. Tôi có cơ hội được chứng kiến hàng cây phát triển từ bé đến giờ, có nhiều cây được trồng cả trăm năm, hơn cả tuổi tôi. Theo thời gian có một vài cây đã quá già yếu, còn lại vẫn sừng sững đứng đó. Đáng buồn thay khi một vài hàng cây xanh ấy lại bị bạo hành bằng muôn kiểu! Những vết chai sần, sẹo lồi lõm do vết đinh đóng còn để lại. Bộ rễ trộn lẫn với xi măng đang oằn mình kiếm lỗ thở. Tệ hơn nữa, không ít cây cổ thụ bị cắt tỉa vô tội vạ, trơ trụi cành lá hệt như những cây đã chết”, ông Hải nói.

Cũng như ông Hải, nhiều người dân cho rằng những hàng cây xanh lâu đời ở TP.HCM chính là di sản văn hóa. Do đó, các đơn vị có thẩm quyền cần phải có biện pháp chăm sóc, giữ gìn tốt hơn. Tuyệt đối không được chặt cây, tỉa nhánh vô tội vạ như một số trường hợp đã xảy ra.

Cũng như ông Hải, nhiều người dân cho rằng những hàng cây xanh lâu đời ở TP.HCM chính là di sản văn hóa. Do đó, các đơn vị có thẩm quyền cần phải có biện pháp chăm sóc, giữ gìn tốt hơn. Tuyệt đối không được chặt cây, tỉa nhánh vô tội vạ như một số trường hợp đã xảy ra.

Những hàng cây bị chặt để phòng tránh sự cố

Trung tâm Quản lý hạ tầng kỹ thuật TP.HCM (thuộc Sở Xây dựng) cho biết việc chăm sóc, bảo dưỡng cây xanh đô thị là một trong những nhiệm vụ được trung tâm đặt lên hàng đầu. Việc cắt tỉa chăm sóc theo quy trình kỹ thuật để đảm bảo mỹ quan, cảnh quan và an toàn cho đường phố (phòng tránh sự cố rơi, gãy cành, nhánh, ngã đổ cây).

Ngoài ra, trung tâm vẫn duy trì xuyên suốt các kế hoạch chăm sóc, cắt tỉa, xử lý nhánh khô, hạ thấp chiều cao cây và đặc biệt rà soát xử lý cây xanh mất an toàn hoặc thay thế các cây lâu năm đã bị sâu bệnh.

Trường hợp sự cố cây xanh gây tai nạn, thiệt hại cho người dân, tài sản của người dân là rủi ro không mong muốn. Thời gian qua, khi xảy ra tai nạn cây xanh, Trung tâm Quản lý hạ tầng kỹ thuật TP.HCM và các đơn vị được giao chăm sóc, bảo dưỡng cây xanh khi tiếp nhận sự việc đều hỗ trợ cho người bị nạn.

Sao lại cắt trụi cây xanh?Sao lại cắt trụi cây xanh?

Sau bài viết "Cắt tỉa cây xanh mùa mưa bão: Cắt trụi lủi vừa sai, vừa xấu" mà Tuổi Trẻ Online đã phản ánh, nhiều bạn đọc, chuyên gia không đồng tình với cách làm này.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên