23/10/2006 04:07 GMT+7

Những đóa hoa không cô độc

HOÀNG HƯƠNG
HOÀNG HƯƠNG

TT - Tâm nhoẻn miệng cười hạnh phúc nhưng tay cứ đưa lên lau nước mắt liên tục: “Mình xác định sẽ đi làm một năm, có tiền rồi năm sau đi học lại. Bữa đi phỏng vấn làm công nhân, người ta hỏi: “Học giỏi thế sao không đi học nữa? Đi làm ở đây cực lắm...”.

B1aWGAXR.jpgPhóng to
Võ Minh Tâm - Ảnh: M.ĐỨC
TT - Tâm nhoẻn miệng cười hạnh phúc nhưng tay cứ đưa lên lau nước mắt liên tục: “Mình xác định sẽ đi làm một năm, có tiền rồi năm sau đi học lại. Bữa đi phỏng vấn làm công nhân, người ta hỏi: “Học giỏi thế sao không đi học nữa? Đi làm ở đây cực lắm...”.

Một bữa đi làm về nghe ba nói: “Báo Tuổi Trẻ cho tiền đi học” - nghe mừng lắm nhưng đâu dám tin. Sau khi gọi điện cho anh Đắc ở báo Tuổi Trẻ, mình chạy ngay vào phòng trong ngồi khóc một mình vì vui quá... - Tâm nức nở - Đang hụt hẫng như người rơi xuống vực sâu thì có một bàn tay nắm mình lại và kéo lên...”.

“Sinh ra trong một gia đình không được hạnh phúc như nhiều bạn bè cùng trang lứa khác, hai chị em tôi lớn lên trong bàn tay tảo tần chăm sóc của một mình mẹ. Tôi luôn ấp ủ một ước mơ và cũng chính là mục đích phấn đấu: được bước chân vào giảng đường ĐH. Nhưng Tuổi Trẻ ơi, hoàn cảnh gia đình không cho phép tôi chỉ nghĩ đến ước mơ của bản thân mình. Tôi luôn canh cánh trong lòng nỗi lo sợ... sẽ mất mẹ bất cứ lúc nào. Bởi chứng suy tim của mẹ không thể lường trước được...”.

G4hzkm1R.jpgPhóng to
GS Phan Lương Cầm trao học bổng cho SV Bùi Thị Ngọc Mai, ĐH Kinh tế TP.HCM, sáng 22-10-2006 - Ảnh: Thanh Đạm

Bức thư của Phạm Thị Yên (gửi báo Tuổi Trẻ) đã làm cả hội trường chùng xuống, Yên nghẹn ngào: “Nếu không nhận được sự quan tâm giúp đỡ kịp thời của báo Tuổi Trẻ, không biết bây giờ tôi sẽ ra sao nữa (Tuổi Trẻ đã ứng trước một số tiền cho Yên đóng học phí và nhập học - PV). Tôi sẽ cố gắng phấn đấu, phấn đấu vì tương lai, vì mẹ, vì sự quan tâm tiếp sức của gia đình “Vì ngày mai phát triển”...”.

Ngồi phía dưới, Bùi Thị Mỹ Nhung (SV ĐH Bách khoa TP.HCM) khóc đến đỏ hoe đôi mắt, tâm sự trong niềm xúc động dâng trào: “Mình thấy thương và đồng cảm với Yên, với Tâm. Hoàn cảnh gia đình mình cũng có hơn gì đâu. Nghe Yên nói, mình như được tiếp thêm nghị lực...”.

Khi MC của chương trình xướng tên các SV, nhiều nhà hảo tâm đã thắc mắc: “Có một cái tên nghe quen quen...”. Mà quen thật, trong lễ trao học bổng “Tiếp sức đến trường” năm 2005, tinh thần vượt khó, hoàn cảnh ngặt nghèo của Nguyễn Dũng Nhỏ đã làm nhiều người dự khán rơi nước mắt.

3HRH7X5n.jpgPhóng to

Các đại biểu và sinh viên nhận học bổng "Tiếp sức đến trường" tại tòa soạn báo Tuổi Trẻ - Ảnh: THANH ĐẠM

“Trước khi đến đây, tôi đã suy nghĩ rất nhiều và có phần e ngại. Với tư cách là một thành viên gia đình “Vì ngày mai phát triển”, tôi cảm thấy có lỗi với mọi người... Sau khi học được hơn ba tháng ở trường ĐH, vì lý do gia đình và sức khỏe của bản thân, tôi đã phải làm đơn xin bảo lưu kết quả học tập và... đi làm kiếm tiền. Đó là sự thất bại lớn nhất của cuộc đời tôi nhưng tôi nghĩ đó chỉ là thất bại tạm thời, lùi lại một bước để tiến xa hơn...”.

Trong không khí thân tình cả nhà tài trợ và SV cùng nhau hát vang bài Gửi hoa đến trường (*) do chính tác giả - nhạc sĩ Trần Quế Sơn bắt nhịp. Không phải ngẫu nhiên mà Bùi Thị Ngọc Mai, ĐH Kinh tế TP.HCM, khẳng định: “Xa nhà, xa mẹ thật sự rất cô đơn, mọi việc đều phải tự lực. Xin cảm ơn báo Tuổi Trẻ và học bổng “Tiếp sức đến trường” - nó là một sự quan tâm ấm áp, để tôi biết mình không cô độc trên đường đời...”.

---------------

(*) Bài hát Gửi hoa đến trường của nhạc sĩ Trần Quế Sơn viết riêng cho chương trình “Tiếp sức đến trường” của báo Tuổi Trẻ TP.HCM.

Niềm tin hôm nay và hi vọng tương lai

Ngày 22-10, tại báo Tuổi Trẻ và các văn phòng đại diện ở các tỉnh, thành Hà Nội, Qui Nhơn, Lâm Đồng đã tiến hành trao học bổng: “Tiếp sức đến trường năm 2006” dành cho học sinh đậu vào các trường ĐH, CĐ có hoàn cảnh quá khó khăn. 305 tân SV nhận học bổng lần này là những tấm gương hiếu thảo, ham học, đạt kết quả cao trong kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ 2006 nhưng có hoàn cảnh gia đình quá khó khăn. Mỗi suất học bổng trị giá

2,5-3 triệu đồng. Anh Lê Hoàng, tổng biên tập báo Tuổi Trẻ - nói phía sau giá trị vật chất của mỗi suất học bổng chính là tấm lòng yêu thương có ý nghĩa xã hội dành cho các bạn trẻ. Đây chính là nguồn động viên lớn nhất, truyền cho các bạn trẻ nhận học bổng hôm nay niềm tin và hi vọng bước vào tương lai.

HOÀNG HƯƠNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên