25/02/2008 03:03 GMT+7

Những điều kỳ thú về sức chịu đựng của con người

NGUYỄN QUÂN trích dịch
NGUYỄN QUÂN trích dịch

TT - Một bàn tay của con người có thể xử lý được 11-12 quả bóng, chưa ai làm được với 13 quả. Vấn đề là càng có nhiều bóng trong không trung, tay ta càng phải xoay xở nhanh hơn để giữ chúng không bị rơi xuống đất.

Những điều kỳ thú về sức chịu đựng của con người (Tiếp theo)

6. Ta có thể tung hứng bao nhiêu quả bóng?

E1Uqg7Yt.jpgPhóng to
Timo Kaukonen, người Phần Lan, ngồi được 12 phút 26 giây trong một phòng tắm hơi có nhiệt độ lên đến 110o C. Còn cô Leila Kulin, đồng hương, chịu đựng được 10 phút 31 giây - Ảnh: Reuters
TT - Một bàn tay của con người có thể xử lý được 11-12 quả bóng, chưa ai làm được với 13 quả. Vấn đề là càng có nhiều bóng trong không trung, tay ta càng phải xoay xở nhanh hơn để giữ chúng không bị rơi xuống đất.

Năm 1997, một nghiên cứu sử dụng gia tốc kế đeo vào tay một số nhà tung hứng giỏi nhất thế giới lúc đó cho thấy với kỹ thuật hoàn hảo, người ta vẫn có thể tung hứng đến 16 quả bóng mỗi lần. Nhưng trong tình huống đó, mỗi quả bóng phải được tung lên cùng chiều cao và phải rơi xuống cùng địa điểm dự tính. Rất khó để đạt được như vậy.

7. Ta có thể chạy nhanh bao nhiêu?

Việc xác định con người có thể chạy nhanh bao nhiêu phức tạp hơn ta nghĩ. Thậm chí để biết ai là người chạy nhanh nhất ngày nay cũng rất khó.

Kỷ lục thế giới hiện thời cho 100m chạy nước rút là của Asafa Powell, người Jamaica, với thành tích 9,74 giây, thực hiện tháng 9-2007 tại Ý, tương đương vận tốc trung bình 36,96km/giờ. Nhưng do hiện nay người chạy thường xuất phát từ tư thế đứng yên nên vận tốc trên bao gồm cả thời gian cần cho tăng tốc. Do vậy, người chạy cự ly 200m sẽ hoàn thành đoạn 100m thứ hai trong khoảng thời gian ngắn hơn đoạn trước bởi họ đã chạy ở vận tốc tối đa khi vượt qua mức 100m đầu tiên.

Kể từ khi đồng hồ bấm giờ điện tử được đưa vào sử dụng năm 1968, kỷ lục chạy 100m của nam giới đã bị phá 11 lần (nhưng chưa bao giờ quá 0,05 giây mỗi lần). Nhưng cũng không loại trừ những tác động từ sự cải tiến đường chạy, loại giày thi đấu, sức gió, độ cao sân thi đấu...

Hồi thập niên 1970, tiến sĩ Gideon B. Ariel từng nghiên cứu và kết luận rằng khi ta chạy 100m mà ít hơn 9,60 giây, nó sẽ tạo ra lực đủ làm đứt dây chằng của cơ bốn đầu (quadriceps) ở chân người. Xét theo mức giới hạn đó, tốc độ trung bình cao nhất của cự ly 100m chỉ là 37,5km/giờ. Các VĐV hàng đầu thường đạt tốc độ cao nhất ở mốc 80m. Theo mốc đó, có thể thấy tốc độ tối đa của con người trên đường chạy vào khoảng 43,06km/giờ.

* Giới hạn lý thuyết: 43,06km/giờ

* Kỷ lục hiện thời: 42,52km/giờ

* Năm 2007, Asafa Powell chạy với sức gió 1,7m/giây. Dù vậy, anh cũng chỉ phá kỷ lục ở mức 0,05 giây.

8. Ta có thể sống sót với bao nhiêu con ong đốt?

n1T9UkVQ.jpgPhóng toAnh Steve Bryans, người nuôi ong ở Ontario (Canada), hôn vị hôn thê của mình khi đang dự thi cho ong đậu lên mặt hồi tháng 11-2007. Anh đã giành chiến thắng trong cuộc thi này - Ảnh: AP2.243 là số con ong tham gia đốt mà một người từng sống sót.

600 là giới hạn lý thuyết để một người có 50% cơ hội sống sót.

9. Tai người nghe được đến mức nào?

Âm thanh được đo theo decibel (dB), nhưng nên nhớ khi tăng 3dB là tương đương tăng gấp đôi âm lượng. Ở mức 125dB (một máy bay phản lực cất cánh ở khoảng cách 50m), âm thanh đã trở nên quá to gây đau đớn. Âm thanh to nhất ta có thể chịu được là 160dB; nếu quá mức này, màng nhĩ của ta sẽ bị rách. Âm thanh quá to hoàn toàn có thể gây tổn thương các cơ quan nội tạng.

Âm thanh lớn nhất từng được ghi nhận là vụ phun trào núi lửa Krakatoa (Indonesia) năm 1883, đạt 180dB ở khoảng cách 160km. Bất cứ ai ở trong bán kính 20km chắc hẳn đã chịu đựng âm thanh 200dB và khi đó sức ép sẽ làm vỡ phổi, đẩy không khí vào mạch máu gây chết người.

* Giới hạn lý thuyết: 200dB

* Kỷ lục hiện thời: 175dB tại khoảng cách 2m.

* Một quả lựu đạn T-429 gây ra âm thanh 175dB ở khoảng cách 2m. Ở ngay tại tâm chấn, âm thanh có thể đến 186dB - mức có thể gây ngưng tim.

10. Điện giật mạnh cỡ nào mà còn sống được?

Theo phương pháp tử hình bằng điện giật cổ điển, quả tim bị ngừng đập do bị gây sốc theo kiểu mà y học gọi là co thắt cơ tim. Khi đó không phải điện áp gây chết người mà là dòng điện, tính bằng amps.

Ngưỡng chịu đựng của con người là 1milliamp (mA), nên dòng điện 200mA có thể làm quả tim nặng khoảng 300g ngừng đập.

Theo định luật Ohm, dòng điện chạy qua một vật dẫn điện được tính bằng điện áp chia cho điện trở, dùng đơn vị ohm. Điện trở của da người thay đổi từ 1.000 ohm (da ướt) tới 100.000 ohm (da khô), vì vậy điện áp gây chết người sẽ là 200V và 20.000V theo mức tương ứng. Đối với quả tim nặng 400g (quả tim nặng nhất được ghi nhận đến nay) thì điện áp có thể phải lên đến 27.000V.

* Giới hạn lý thuyết: 27.000V

* Kỷ lục hiện thời: không có

* Roy Sullivan, một kiểm lâm người Mỹ, từng sống sót qua bảy lần bị sét đánh trúng trong khoảng năm 1942 và 1977. Theo tính toán, chỉ 10% cú sét có khả năng gây chết người.

11. Có thể chịu đựng cú đâm xe cỡ nào mà vẫn sống?

Ở vận tốc 48km/giờ, khả năng sống sót khi bị ôtô đâm giảm còn 27%. Còn ở vận tốc trên 60km/giờ, khả năng sống sót chưa tới 1%.

NGUYỄN QUÂN trích dịch
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên