30/04/2009 07:37 GMT+7

Những chiếc cầu đưa thành phố vươn cao

NGỌC ẨN
NGỌC ẨN

TT - Những năm qua nhiều chiếc cầu đã được xây dựng và bắc qua hơn 700km sông rạch ở TP.HCM. Những chiếc cầu góp phần tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội cho một TP năng động. Không đơn giản là chuyện đi lại, những chiếc cầu làm nhiệm vụ thông thương, khai thông ách tắc ở một TP luôn đòi hỏi sự phát triển. Những chiếc cầu còn nối các quận vùng ven với trung tâm TP.HCM, giữ vai trò kiến tạo và hình thành các vùng đô thị hóa ở ngoại ô rộng lớn.

hc6BReTJ.jpgPhóng to
Cầu Nguyễn Văn Cừ nối liền Q.1, Q.5, Q.4 và Q.8 (TP.HCM) khánh thành ngày 28-4-2009 - Ảnh: T.T.D.

Cầu về huyện biển

Những năm 1990, TP bắt đầu xây dựng chiếc cầu đầu tiên ở những huyện nghèo. Đó là cầu Hiệp Phước (Nhà Bè), kế đến là cầu Dần Xây (Cần Giờ), cầu Xáng (Hóc Môn)... Từ năm 2000 đến nay, TP tiếp tục xây dựng thêm năm chiếc cầu trên đường Rừng Sác (huyện Cần Giờ), gồm cầu Hà Thanh, An Nghĩa, Lôi Giang, Long Giang Tây và cầu Nông Trường Q.5.

Việc xây dựng những chiếc cầu về huyện Cần Giờ không chỉ nhằm để người dân ở vùng nghèo không còn bị cách trở bởi sông rạch mà còn là định hướng phát triển du lịch. Huyện Cần Giờ là một trong số ít nơi trên cả nước có biển và còn rừng nguyên sinh. Những chiếc cầu hướng về huyện duyên hải này đã tạo thuận lợi cho người dân từ Sài Gòn cũng như khách du lịch các nơi có thể đến với Cần Giờ.

Cầu trên đất liền

Cầu Cần Thơ sắp “nối nhịp bờ vui”

Cuối tháng 4-2009, giữa hai trụ tháp cầu Cần Thơ còn cách nhau khoảng 270m là hoàn thành. Một cán bộ công trường cho biết từ nay đến giữa tháng 6-2009 sẽ hoàn thành đổ bêtông các nhịp cầu. Từ trụ tháp cao 164,8m, các kỹ sư đang lắp đặt những sợi dây văng màu đỏ tươi. Hình dáng chiếc cầu dần hiện hình hoàn chỉnh.

Ông Nguyễn Hoàng Thanh - nhân viên an toàn của liên doanh nhà thầu TNK (Nhật, nhà thầu thi công) - nói chỉ tám tháng sau khi thi công trở lại, nhịp cầu từng bị sập đã được hoàn thành. Ông Thanh tâm sự mọi người đã làm việc với tinh thần và trách nhiệm cao nhất để hoàn thành công trình đúng tiến độ, đáp ứng sự mong đợi của hàng triệu người dân, nhất là của bà con các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.

Theo một cán bộ Ban quản lý dự án Mỹ Thuận, hiện nay có hơn 2.000 chuyên gia, kỹ sư và công nhân đang lao động trên công trường xây dựng cầu Cần Thơ. Nếu không có gì thay đổi, đến tháng 12-2009 sẽ hợp long cầu Cần Thơ, cuối tháng 3-2010 sẽ khánh thành chiếc cầu dài và lớn nhất ở đồng bằng sông Cửu Long.

Cầu vượt Nguyễn Hữu Cảnh (gần cầu Sài Gòn) là chiếc cầu vượt đầu tiên được xây dựng nhằm giải quyết ách tắc cho nút giao thông ngã tư Hàng Xanh. Đi qua cầu vượt này là vào đường Nguyễn Hữu Cảnh - tuyến đường mới nối ra đường Tôn Đức Thắng - Nguyễn Tất Thành - Huỳnh Tấn Phát rồi vào khu vực cảng biển ở Q.4 và Q.7 mà không phải qua nút giao thông Hàng Xanh.

Tương tự, hàng loạt cầu vượt đã được xây dựng trên đường xuyên Á - quốc lộ 1A, đoạn từ xa lộ Hà Nội (Q.Thủ Đức) đến ngã tư An Sương (Q.12) - Củ Chi. Đó là cầu vượt trạm 2 (Thủ Đức), cầu Gò Dưa, cầu Bình Phước, cầu Ngã Tư Ga, cầu Tân Thới Hiệp, cầu Quang Trung và cầu vượt Củ Chi (quốc lộ 22). Những chiếc cầu này đã giảm thiểu ách tắc giao thông và tai nạn giao thông ở các tuyến đường lớn thuộc ngoại vi TP.

Đập cầu cũ, xây cầu mới rộng hơn

Sau vụ sập cầu Bình Điền (An Lạc, Bình Chánh), chủ trương xây dựng thêm chiếc cầu thứ hai song song với cầu cũ đã được các cơ quan thẩm quyền quan tâm. Trong đó, cầu Bình Điền bị sập được xây dựng gồm hai cầu mới (nằm song song) và mặt cầu được mở rộng gấp đôi. TP cũng xây thêm cầu Bình Triệu 2 (Q.Bình Thạnh - Q.Thủ Đức) nằm song song với cầu cũ, rồi xây thêm cầu Nhị Thiên Đường 2 (Q.8) và cầu Tân Thuận 2 (Q.4 - Q.7). Ngoài ra còn mở rộng và xây dựng cầu Tham Lương (Q.Tân Phú, Q.Tân Bình và Q.12) có quy mô lớn gấp năm lần.

Nhằm giảm quá tải cho các cầu Tân Thuận, Chữ Y, Chà Và và Khánh Hội, TP triển khai xây dựng thêm hàng loạt cầu Kênh Tẻ, Nguyễn Tri Phương, Ông Lãnh và cầu Nguyễn Văn Cừ (mới thông xe ngày 28-4-2009). Những chiếc cầu mới này đã xóa bỏ cách trở bởi các con kênh Bến Nghé, Tàu Hủ và kênh Tẻ, đưa các quận ven về gần với trung tâm TP.

TP cũng bỏ nhiều cầu cũ để xây cầu mới có quy mô lớn hơn và nâng cao độ tĩnh không cho tàu bè lưu thông trên tuyến đường thủy dọc kênh Bến Nghé, Tàu Hủ. Theo đó, đập bỏ cầu Khánh Hội cũ, xây dựng cầu Khánh Hội mới dài và rộng gấp đôi cầu cũ; đập bỏ cầu cũ Calmette, xây cầu mới lớn gấp mười lần cầu cũ với sáu nhánh cầu; đập bỏ cầu Chà Và cũ, xây dựng cầu Chà Và mới có quy mô lớn gấp ba lần; đập bỏ một nhánh cầu Chữ Y cũ, xây dựng nhánh cầu mới có độ tĩnh không cao hơn để xe lưu thông trên đại lộ đông - tây. TP còn xây dựng thêm mười cầu dọc kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè.

Cầu cho khu đô thị mới

Hơn 2.600ha đầm lầy ở Q.7, huyện Nhà Bè và Bình Chánh đã “sống dậy” và trở thành khu đô thị Phú Mỹ Hưng kiểu mẫu khi Công ty Phú Mỹ Hưng đầu tư hơn 100 triệu USD xây dựng đại lộ Nguyễn Văn Linh. Trên đại lộ này có 10 chiếc cầu bắc qua các sông, rạch gồm: cầu Thầy Tiêu, Tư Dinh, Ông Lớn, Ông Bé, Xóm Củi, Rạch Ngang, Bà Lớn, Mã Vôi, cầu Sập và cầu Cần Giuộc. Trong đó, ba chiếc cầu Ông Lớn, Cần Giuộc và Xóm Củi có kiểu dáng đẹp với cầu vòm bêtông cốt thép được xây dựng theo công nghệ Thụy Sĩ - có khẩu độ nhịp giữa 99m và không có trụ cầu dưới sông để bảo đảm an toàn giao thông thủy.

Cầu Thủ Thiêm 1 (Q.Bình Thạnh - Q.2) được xây dựng và thông xe vào cuối năm 2007 để phát triển khu đô thị mới Thủ Thiêm (Q.2) và gắn kết giữa khu TP cũ với khu TP mới bị cách trở bởi sông Sài Gòn. Cũng ở khu vực này, cầu Phú Mỹ (Q.7 - Q.2) - chiếc cầu dây văng đầu tiên ở TP và có bề rộng lớn nhất ở các tỉnh phía Nam (sáu làn xe lưu thông) - dự kiến tháng 9-2009 sẽ đưa vào sử dụng.

Dự án đại lộ đông - tây đang xây dựng hầm Thủ Thiêm (Q.1 - Q.2) và dự kiến cuối năm 2009 thông xe. Để khu đô thị mới Thủ Thiêm phát triển nhanh, dự án đại lộ đông - tây đang xây dựng hàng chục chiếc cầu gồm: cầu Kênh số 1, cầu Kênh số 2, cầu Cá Trê Lớn, cầu Cá Trê Nhỏ, cầu Tiện Ích số 1, số 2, số 3, số 4, số 5 và xây dựng hệ thống cầu vượt ở đường Trần Não cũng như cầu vượt ở xa lộ Hà Nội.

Hành trình của quốc kỳ VN đến các vùng cực:

* Bắc cực:

- Tháng 4-2008: Nguyễn Văn Khải, một Việt kiều đang sống tại Mỹ, được cho là người đầu tiên đem quốc kỳ VN đến Bắc cực.

- Tháng 4-2009: quốc kỳ VN theo chân đoàn thám hiểm Nga đến Bắc cực.

* Nam cực:

- Tháng 9-1994: tiến sĩ Nguyễn Trọng Hiền cắm cờ đỏ sao vàng tại châu Nam Cực.

- Tháng 1-1997: chị Hoàng Thị Minh Hồng cắm quốc kỳ VN tại Nam cực.

Trước đó, khi biết có đoàn thám hiểm Nga thuộc Hội Cựu chiến binh Cơ quan An ninh LB Nga sắp lên Bắc cực, đại sứ Bùi Đình Dĩnh đã liên hệ với đoàn về sáng kiến mang cờ VN lên Bắc cực và được các bạn Nga lập tức ủng hộ.

Cùng với những công việc nghiên cứu, tìm hiểu của mình tại vùng Bắc cực, các nhà thám hiểm Nga đã trang trọng giương lên lá cờ đỏ sao vàng của VN rồi cẩn thận ghi lại bằng cả máy ảnh và máy quay phim lá quốc kỳ VN bên chiếc cột gắn những tấm bảng lưu niệm, ghi tên những nhóm thám hiểm của Nga đã đặt chân lên điểm cực Bắc của Trái đất.

Trở về sau chuyến thám hiểm, vào đúng những ngày nhân dân VN đang tưng bừng kỷ niệm 34 năm thống nhất đất nước, ông Nikolai Kalyakin - phó chủ tịch Hội Cựu chiến binh Cơ quan An ninh LB Nga - đã trao lá quốc kỳ cho Đại sứ quán VN.

Đại sứ Bùi Đình Dĩnh đã cảm ơn đoàn và nhấn mạnh: “Các bạn đã rất vất vả để đến vùng Bắc cực khắc nghiệt và giương lá cờ của đất nước chúng tôi tại đây. Các bạn đã đóng góp một phần rất quan trọng vào việc thúc đẩy mối quan hệ truyền thống và quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước chúng ta”.

Triển lãm do Sở Văn hóa - thể thao và du lịch TP.HCM tổ chức, có chủ đề “Từ chiến thắng Điện Biên đến chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng”. Triển lãm gồm 113 ảnh màu và đen trắng, gồm hai nội dung.

Phần một: “Chiến thắng Điện Biên Phủ - bản hùng ca” gồm 45 ảnh, phản ánh chiến dịch Điện Biên Phủ 55 ngày đêm ác liệt, đã đánh bại tập đoàn cứ điểm quân sự lớn nhất Đông Dương của thực dân Pháp. Phần hai: “Giải phóng miền Nam, thống nhất và xây dựng đất nước” gồm 68 ảnh, phản ánh sự lãnh đạo sáng suốt của Trung ương Đảng và Bác Hồ, quân và dân miền Nam với sự tiếp sức và chi viện của hậu phương lớn miền Bắc đã tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước trường kỳ, đến chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng (30-4-1975).

vSjyWR8G.jpgPhóng to
Đoàn viên thanh niên TP.HCM tham quan triển lãm sáng 29-4 - Ảnh: Hoàng Thạch Vân

Triển lãm còn giới thiệu một số thành tựu tiêu biểu của TP.HCM trong những năm qua trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội - an ninh quốc phòng, đặc biệt là sau 20 năm đổi mới và hội nhập quốc tế. Triển lãm kéo dài đến ngày 9-5.

NGỌC ẨN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên