Đặc biệt khi nằm trên giường cháu hay để laptop trên bụng để sử dụng, trong khi laptop tỏa ra nhiệt rất nóng..
Xin hỏi nên sử dụng điện thoại, laptop như thế nào để hạn chế ảnh hưởng đến sức khỏe của người dùng?
Đặng Cẩm Hương (TP.HCM)
Theo một chuyên gia, việc dùng thiết bị di động hay laptop vào buổi tối (đặc biệt lúc khuya) là thói quen không tốt. Một số nghiên cứu khoa học cho biết màn hình của thiết bị này phát ra một loại ánh sáng màu xanh, làm cơ thể hiểu nhầm trời vẫn còn sáng.
Từ đó cơ thể sẽ không tiết ra hormone melatonin, chất giúp con người ngủ ngon. Và khi não bị mất cân bằng lịch sinh hoạt theo thời gian chúng ta thức khuya nhiều, chúng ta sẽ trở nên mụ mị và khó tập trung học tập hay làm việc.
Ngoài ra, hormone melatonin có tác dụng làm chậm quá trình phát triển của ung thư và các căn bệnh khác. Nếu để thiếu hụt melatonin quá nhiều sẽ khiến cơ thể có nguy cơ mắc bệnh cao, tâm trạng trở nên nhạy cảm và bất ổn, thậm chí còn liên quan đến chứng trầm cảm.
Theo chuyên gia này, việc đặt laptop trên bụng để sử dụng thì chưa có nghiên cứu nào cho thấy tác hại trực tiếp đến sức khỏe, nhưng nếu laptop quá nóng thì nên bỏ thói quen này.
Còn theo ông Võ Đỗ Thắng, giám đốc Công ty đào tạo và an ninh mạng Athena, cột sống cũng bị ảnh hưởng nếu người dùng thường xuyên nằm và để laptop trên bụng trong thời gian dài.
Ông Thắng cũng lưu ý nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu trong nhà có trẻ sơ sinh thì trong phòng ngủ buổi tối không nên để các thiết bị điện tử, thiết bị thu phát sóng như điện thoại, laptop...
Các chuyên gia khuyên các bạn trẻ nên tạo thói quen ngồi trên bàn làm việc đúng quy cách, có ánh sáng đầy đủ. Khi sử dụng laptop và các thiết bị di động, tốt nhất là giữ thẳng đầu vì tư thế này sẽ giúp cổ và lưng của bạn được khỏe hơn.
Trường hợp phải dùng laptop vào buổi tối, chỉ nên mở ánh sáng màn hình ở mức 50% để bảo vệ mắt, tránh bị thoái hóa điểm vàng, giảm thị lực, thậm chí là mù lòa.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận