14/12/2012 18:50 GMT+7

Nhiều cơ quan nhà nước vẫn dùng hàng ngoại

CẦM VĂN KÌNH
CẦM VĂN KÌNH

TTO - Hôm nay 14-12, Ban chỉ đạo trung ương cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã tổ chức lễ sơ kết ba năm thực hiện chương trình quan trọng này.

* Người TP.HCM dùng hàng nội nhiều hơn Hà Nội

"Đột nhập" kho hàng Trung Quốc đội lốt hàng ViệtĐộ phủ hàng Việt tăng 30-40%

xRDdP7CU.jpgPhóng to
Các sản phẩm thủ công thu hút khách tham gia Những ngày hội thương hiệu Việt 2012 - Ảnh: Cẩm Viên

Theo báo cáo sơ kết ba năm của ban chỉ đạo, sau khi triển khai từ tháng 8-2009, đến nay đã có 63/63 tỉnh thành có ban chỉ đạo cuộc vận động nhưng mới có 16/63 tỉnh ủy, thành ủy ban hành chương trình, kế hoạch thực hiện cuộc vận động và mới có 7/63 tỉnh thành lập ban vận động ở cấp huyện.

Báo cáo của Bộ Công thương cho thấy các tập đoàn, tổng công ty đã ký kết và thực tế đã mua sắm hàng hóa của nhau, ưu tiên dùng hàng trong nước sản xuất được.

Theo báo cáo của các ban chỉ đạo địa phương, các mặt hàng dệt may, da giày có tới 80% người tiêu dùng ưu chuộng, lựa chọn; nhóm hàng thực phẩm, rau quả chưa được ưa chuộng nhiều, mới ở mức 58%... Ban chỉ đạo trung ương cho rằng nhiều địa phương còn lúng túng, bị động khi thực hiện. Thậm chí có nơi cấp ủy, mặt trận và các đoàn thể chưa quan tâm đúng mức, giao khoán cho ban chỉ đạo, trong triển khai thì hình thức, đối phó, biện pháp thì chung chung, thiếu cụ thể.

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Thế Trường - phó bí thư thường trực tỉnh Vĩnh Phúc, trưởng ban chỉ đạo của tỉnh, thực tế còn có ban chỉ đạo do thành viên kiêm nhiệm nhiều chức danh nên tham gia chưa sát sao. Nhiều doanh nghiệp Việt thiếu chính sách chăm sóc khách hàng và việc dùng hàng ngoại ở cơ quan nhà nước vẫn còn. Lấy ví dụ ghế Xuân Hòa làm ở Vĩnh Phúc chất lượng tốt, nhưng ông Trường thắc mắc tại sao nhiều địa phương vẫn mua hàng ngoại, cụ thể là ghế Đài Loan…

Trước thực trạng này, ông Trường đề nghị Trung ương Đảng nghiên cứu bổ sung văn bản để có biện pháp quyết liệt hơn. “Ban chỉ đạo hiện nay là tốt, nhưng chưa thật sự chuyển biến. Đề nghị cần có chế tài, bắt buộc các cơ quan công quyền khi mua sắm phải mua hàng Việt Nam” - ông Trường nói.

Đánh giá chung, Ban chỉ đạo trung ương cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam cho biết sau ba năm triển khai cuộc vận động, tổng kết của Công ty nghiên cứu thị trường Định Hướng (FTA) cho thấy đã có 71% người tiêu dùng tin vào hàng Việt Nam chất lượng cao.

Ban chỉ đạo cuộc vận động cho biết mục tiêu đến năm 2015 có 90% số xã ở nông thôn, miền núi sẽ có cửa hàng bán hàng Việt; 80% người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt, trong đó 100% cán bộ lãnh đạo các cấp gương mẫu dùng hàng Việt. Ban chỉ đạo đã đưa ra tám giải pháp để thực hiện các mục tiêu trên, trong đó nhấn mạnh sẽ điều tra thị trường, xúc tiến hàng Việt về nông thôn; rà soát, ban hành cơ chế khuyến khích sản xuất và bảo vệ thị trường trong nước; tăng cường chấn chỉnh quản lý thị trường, hải quan, thuế; xử lý nghiêm các vi phạm về hàng giả, hàng nhái thương hiệu Việt…

Ngoài ra, ban chỉ đạo kiến nghị Chính phủ phê duyệt và bố trí kinh phí để thực hiện chiến lược hành động quốc gia “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”…

CẦM VĂN KÌNH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên