16/09/2013 07:47 GMT+7

Nhật ký truyền máu song thai

V.T.DŨNG
V.T.DŨNG

TT - Truyền máu song thai là một biến chứng nặng hay gặp ở các trường hợp song thai cùng trứng. Sự thông nối mạch máu của hai thai nhi khiến máu từ thai nhi này truyền vào thai nhi kia liên tục.

Khi biết về hội chứng các con đang gặp phải, ba mẹ biết rằng mình sắp sửa đón nhận một giai đoạn khó khăn, đầy thử thách.

IadWly8u.jpgPhóng to
Bim - Bi ngày 1 tháng tuổi - Ảnh: tác giả cung cấp

Điều kỳ diệuNgày con chào đờiMời bạn đọc thi viết Nhật ký người mẹ

Ngày ấy rồi cũng đến, đúng 9 giờ sáng 15-1-2011, cặp song sinh là trai chào đời sau 34 tuần bằng phương pháp mổ cấp cứu do mẹ bị xuất huyết và tiền sản giật. Các con cân nặng lần lượt là 2,4kg và 1,3kg. Bé nặng cân làm anh - tên thường gọi là Bi, bé nhẹ cân làm em - “bí danh” Bim.

Khi nhìn thấy hai con, nhất là Bim, ba xót xa đau đớn như thể mất một phần cơ thể. Các con không giống những đứa trẻ bụ bẫm bình thường khác, ba không dám chia sẻ điều này với mẹ. Cả hai được cách ly nằm phòng kín và chiếu đèn để điều trị vàng da. Sức khỏe bé Bim rất xấu: nhiễm trùng, suy hô hấp nặng, rối loạn đường ruột, dịch nâu vẫn còn... Sự sống của con quá mong manh như ngọn đèn trước gió.

Mẹ không nói một lời nào, nghẹn ngào và lặng người đi khi nhìn các con lần đầu tiên. Một thoáng buồn... nhưng mẹ thể hiện quyết tâm, hi sinh tất cả để lo cho các con. Ba đồng hành cùng mẹ và mãi in sâu khoảnh khắc đó. Ba mẹ luôn cầu nguyện, niềm hi vọng vẫn chưa tắt hẳn với Bim bé nhỏ đáng yêu.

Thức ăn hoàn hảo nhất cho con là sữa mẹ, cứ cách nhau 2 giờ là ba phụ hút sữa mẹ mang vào cho Bim. Sau gần một tháng, sức khỏe của Bim khả quan hơn và được bác sĩ cho về nhà. Thế là con về trong vòng tay ba mẹ. Đấng tối cao đã thương cảm và cho con sự sống!

6CW9V1WO.jpgPhóng to
Bim - Bi khi lên 2 tuổi - Ảnh: tác giả cung cấp

Các con được kiểm tra mắt (ROP), chụp CT não bộ. Việc ấp kangaroo và tắm nắng được áp dụng hằng ngày. Cả hai dễ bị nôn ói, nhất là sau bú. Riêng Bim, có thêm nhiều khiếm khuyết: suy dinh dưỡng nặng, phải đút sữa bằng muỗng do không có phản xạ bú, giải phẫu để di chuyển tinh hoàn về đúng chỗ, hai chân lệch nhau. Việc tập vật lý trị liệu cho con rất khó khăn, đòi hỏi cần kiên trì, nhẫn nại và lạc quan.

Theo thời gian, các con lớn dần. Công lao của ba mẹ đã được bù đắp, những lần Bim thành thạo thêm một động tác là niềm hạnh phúc tột cùng đến với ba mẹ. Gia đình lúc nào cũng tràn ngập tiếng cười, đùa giỡn nghịch phá xen lẫn giọng nói ngọng nghịu của các con.

Ba mẹ luôn tự hào và hạnh phúc với những ký ức đã qua. Cả nhà chúng ta ấm áp tình thương yêu của cha, mẹ, anh, chị, em... Những tình cảm đó một lần nữa được “đánh thức” trong Nhật ký truyền máu song thai.

Ở các ca song thai, thai nhi đều có thể gặp ba biến chứng lớn: dị dạng, sinh non và chậm phát triển trong tử cung. Ngày nay, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, các bác sĩ đã có thể phát hiện sớm, điều trị hiệu quả hiện tượng dị dạng, sinh non của thai nhi. Tuy nhiên, sự chậm phát triển trong tử cung của thai nhi vẫn còn là thách thức của nền y khoa thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Bên cạnh đó, khi mang song thai, người mẹ còn có nguy cơ tiền sản giật, băng huyết sau sinh... Riêng về song thai cùng trứng, các thai nhi còn có thể mắc thêm hai nguy cơ khác là hội chứng truyền máu trong song thai (có sự thông nối mạch máu giữa hai thai) hoặc sự phát triển bất đối xứng (một thai bình thường, một thai suy dinh dưỡng).

Về hội chứng truyền máu trong song thai, hiện tượng thông nối mạch máu giữa hai thai làm “thai cho” ngày càng thiếu máu, chậm phát triển, thiểu ối... và teo đét đi. Ngược lại, “thai nhận” sẽ bị đa hồng cầu, đa ối. Tỉ lệ tử vong của hội chứng truyền máu trong song thai rất cao, 20-45%. Tình trạng sẽ nặng nề hơn nếu có một thai chết lưu, thai còn lại bị thiếu máu, tổn thương não... Để can thiệp vào những ca song thai bị hội chứng này, các bác sĩ có thể đốt laser mạch máu thông nối, song điều này đòi hỏi các phương tiện kỹ thuật cao và chỉ một số nơi trên thế giới thực hiện được. Hai giải pháp khác phổ biến hơn là cắt màng ối thông nối giữa hai thai hoặc chọc hút nước ối ở thai nhận, giảm thiểu tình trạng đa ối.

Khác với những hậu quả nặng nề của hội chứng truyền máu trong song thai, các ca song thai phát triển bất đối xứng không gặp những nguy cơ nặng nề như vậy, bác sĩ chỉ cần theo dõi sát sao và chọn thời điểm phù hợp để lấy thai ra kịp thời nhằm cứu cả hai thai.

8aDRddqO.jpgPhóng to

________________

(*) Bài dự thi không quá 600 chữ, kèm hình ảnh nhân vật xin gửi về email nhatky@tuoitre.com.vn.

V.T.DŨNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên