09/06/2008 15:01 GMT+7

Nhật Bản: giả vờ ly hôn để được trợ cấp

TRÁC NHI (Theo Japan Times)
TRÁC NHI (Theo Japan Times)

TTO - "Tôi biết điều đó là sai", Sawako nói, “nhưng có những người làm bất cứ điều gì để có tiền một cách dễ dàng”. Và biện pháp mà người mẹ có ba con này sử dụng để được chính phủ cấp khoản hỗ trợ nuôi con là “tờ giấy ly dị”.

ByATiSd0.jpgPhóng to
Một gia đình Nhật Bản - Ảnh: bkc.org
TTO - "Tôi biết điều đó là sai", Sawako nói, “nhưng có những người làm bất cứ điều gì để có tiền một cách dễ dàng”. Và biện pháp mà người mẹ có ba con này sử dụng để được chính phủ cấp khoản hỗ trợ nuôi con là “tờ giấy ly dị”.

Năm nay, Sawako 32 tuổi và 3 con chị lần lượt lên 8 tuổi, 10 tuổi và 13 tuổi. Ba năm trước, chồng của Sawako bị công ty cắt giảm lương khi công ty gặp khó khăn về tài chính. Sự bất lợi này khiến hai vợ chồng chị nghĩ ra một “diệu kế”: Tại sao mình không chính thức ly hôn nhau để nhận được trợ cấp nuôi con của chính phủ? Điều đó cũng có nghĩa là họ phải che giấu chuyện họ vẫn sống cùng nhau như trước đây, nhưng tất nhiên chuyện này không khó khăn lắm.

Vụ “ly dị” của vợ chồng Sawako đã diễn ra “trôi chảy”, sau đó Sawako được xem là bà mẹ nuôi con một mình, có thu nhập rất hạn chế từ việc làm thêm tại một công ty sản xuất hộp cơm trưa. Với hoàn cảnh này, chính phủ cấp cho Sawako 120.000 yên/tháng - khoản tiền khá đáng kể vì thực ra Sawako còn bí mật làm thêm buổi tối tại một quán bar và tổng thu nhập một tháng của chị lên tới 400.000 yên.

Theo tạp chí Uramono Japan của Nhật Bản, hiện nay những trường hợp bà mẹ nuôi con một mình như kiểu của Sawako không phải là hiếm.

Tính đến tháng 3 năm 2007, cả nước Nhật Bản có 955.844 bà mẹ ly dị được nhận hỗ trợ nuôi con hàng tháng, từ 9.850 yên đến 41.720 yên/đứa con, trong đó chính phủ trung ương trả 1/3 còn chính quyền địa phương trả 2/3. Tạp chí Uramono Japan đặt ra câu hỏi là liệu có bao nhiêu trường hợp trong số này là những trường hợp đáng ngờ như ví dụ của chị Sawako.

Nhưng để nhận khoản trợ cấp nuôi con của chính phủ không phải chuyện đơn giản. Sawako cho biết chính quyền địa phương thuê những nhân viên làm việc bán thời gian để mỗi tháng vài lần đi kiểm tra tình hình cuộc sống ở những gia đình có bà mẹ nuôi con một mình. Những chuyến viếng thăm này được Sawako thừa nhận là “rất căng thẳng”. Tuy nhiên, đa số những cuộc kiểm tra này diễn ra vào cuối tuần nên là những ông chồng (mà trên giấy tờ đã “bị” coi là chồng cũ”) phải tạm lánh đi chỗ khác.

Tạp chí Uramono Japan nhận định rằng ly dị là một vấn đề tế nhị nên cũng chẳng nhân viên kiểm tra nào đi hỏi hàng xóm của những hộ gia đình đã ly dị xem liệu rằng cặp vợ chồng đó đã thực sự bỏ nhau hay chưa.

Nhưng vấn đề là những cặp vợ chồng “giả đò ly hôn” này luôn “sống trong sợ hãi” vì lo rằng các con họ có thể để lộ ra bí mật. “Vậy thì điều này có thực sự đáng kể không” - tạp chí Uramono Japan đặt ra câu hỏi.

TRÁC NHI (Theo Japan Times)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên