15/01/2004 16:58 GMT+7

Nhà văn Mạc Ngôn: Trung thực mới là thứ quý giá của nhà văn

Theo TT&VH
Theo TT&VH

Có thể nói, năm 2003 là năm đại thu hoạch của nhà văn nổi tiếng Trung Quốc Mạc Ngôn. Sinh năm 1955 tại tỉnh Sơn Đông, năm 1980 Mạc Ngôn bắt đầu sáng tác và lần lượt cho ra đời một loạt tiểu thuyết nổi tiếng như Gia đình cao lương đỏ (được chuyển thể thành phim Cao lương đỏ), Bạch cẩu thu thiên giá, Phong nhũ phì đồn, Đàn hương hình và gần đây nhất là Bốn mươi phát đại bác. Ông trao đổi cùng giới báo chí về sáng tác, tác phẩm và độc giả:

5Oqpw7Yd.jpgPhóng to
Nhà văn Mạc Ngôn
Có thể nói, năm 2003 là năm đại thu hoạch của nhà văn nổi tiếng Trung Quốc Mạc Ngôn. Sinh năm 1955 tại tỉnh Sơn Đông, năm 1980 Mạc Ngôn bắt đầu sáng tác và lần lượt cho ra đời một loạt tiểu thuyết nổi tiếng như Gia đình cao lương đỏ (được chuyển thể thành phim Cao lương đỏ), Bạch cẩu thu thiên giá, Phong nhũ phì đồn, Đàn hương hình và gần đây nhất là Bốn mươi phát đại bác. Ông trao đổi cùng giới báo chí về sáng tác, tác phẩm và độc giả:

* Tác phẩm mới Bốn mốt phát đại bác đã lập kỷ lục về số lượng ấn hành và thời gian tiêu thụ. Xin cho biết động cơ khiến ông sáng tác tiểu thuyết này?

- Đông cơ để viết ư? Một vấn đề phức tạp. Tôi có cảm giác mình như con gà mái đến kỳ đẻ trứng, chín quả nào thì đẻ quả đó vậy. Nói thế có phần thô thiển, song trong phần bút ký sau tiểu thuyết này tôi cũng đã nói rằng, viết tiểu thuyết cũng chẳng quá phức tạp, càng không có gì là thần thánh. Suy cho cùng chỉ đơn thuần là tự truyện. Tự truyện là bản chất của tiểu thuyết.

Năm 2003: Một năm đại thu hoạch của Mạc Ngôn

Bắt đầu là tiểu thuyết mới Bốn mốt phát đại bác - NXB Văn nghệ Xuân Phong (Thành Đô) và NXB Hồng Phạm (Đài Loan) đồng ấn hành hồi tháng bảy đã lập kỷ lục về số lượng và thời gian tiêu thụ (riêng NXB Xuân Phong là 150.000 cuốn, bán trong 10 ngày đã hết sạch).

Tiếp đến là Bạch cẩu thu thiên giá chuyển thể thành phim Sưởi ấm đoạt giải Kim Kỳ Lân với số tiền thưởng là 80.000 USD tại LHP quốc tế Tokyo đầu tháng 11 và còn được đề cử cho 7 giải khác tại giải Kim kê Trung Quốc diễn ra trong cùng thời gian.

Đặc biệt, trong số 23 tác phẩm văn học bình chọn trao giải Mao Thuẫn lần thứ sáu vào năm tới (giải văn học danh giá nhất của TQ tổ chức 4 năm một lần) vừa công bố thì tiểu thuyết Đàn hương hình của Mạc Ngôn xếp vị trí số một với 100% phiếu thuận

* Theo ông, thế nào là một tiểu thuyết hay?

- Mỗi tác phẩm đều có những mặt tốt, xấu. Ngay cả tác giả được giải thì vẫn có người cho là "không ngửi được". Tác phẩm của tôi cũng vậy, có người nhận xét là tinh túy của văn học nhưng có người cho là quá tồi, đó cũng là chuyện thường tình.

Tuy nhiên, đã là tiểu thuyết thì ít nhất về ngôn ngữ phải khác với tác phẩm trước đó, cốt truyện không thể là sự lặp lại và quan trọng hơn cả là phải độc đáo. Còn độc giả dù chê hay khen đều là sự cổ vũ khích lệ đối với nhà văn.

* Có nhiều nhận xét rằng, hầu hết các tiểu thuyết của ông đều vượt ra ngoài cuộc sống thực tại?

- Nếu tiểu thuyết cứ theo lối mòn phản ánh cuộc sống hiện thực sẽ chuẩn xác hơn nhiều. Vì vậy tiểu thuyết bắt nguồn từ cuộc sống, song phải vượt ra khỏi cuộc sống hiện thực, phải mang chút lãng mạn và tưởng tượng. Như vậy sẽ đem đến cho độc giả những gì vừa như rất quen song lại cũng rất lạ. Mỗi khi viết, tôi đều gây dựng tưởng tượng trên nền móng hiện thực.

* Ông nghĩ gì về độc giả mỗi khi sáng tác?

- Cảm ơn những người đã mến mộ và tìm đọc tác phẩm của tôi. Song thú thực, trước khi sáng tác, tôi không bao giờ nghĩ rằng mình sáng tác vì những người cụ thể nào đó. Thực tế, làm sao tôi tôi có thể biết được mình viết vì những độc giả nào. Độc giả luôn là ẩn số.

* Hiện nay, khó khăn nhất mà ông gặp phải trong sáng tác là gì vậy?

- Càng viết nhiều càng thấy khó, bởi vì không nhà văn nào muốn lặp lại chính mình. Nói cách khác, khó nhất là thoát khỏi quá khứ, mở ra tương lai và theo kịp thời đại.

* Là nhà văn, ông nhìn nhận thế nào về văn học Trung Quốc hiện nay?

- Khá tuyệt vời đấy chứ. Nhìn lại những năm 80 của thế kỷn 20, văn học lúc đó có lẫn nhiều thứ phi văn học, chắc do nguyên nhân lịch sử. Còn hôm nay đã thuần túy, đa dạng hơn nhiều, thể loại cũng nhiều hơn và hướng phát triển tốt hơn.

* Ông nghĩ thế nào về các giải thưởng văn học và những vinh dự cá nhân?

- Với tôi, đó không là những gì quan trọng. Trung thực mới là thứ quý giá của nhà văn, vì nó là vấn đề đạo đức và cái gốc làm người. Về các giải thưởng, tôi cũng đã từng nhận giải, thậm chí cả của nước ngoài. Song với tôi, việc được giải chẳng nói lên điều gì, bởi văn học khác xa các lĩnh vực khác, một tác phẩm được giải không có nghĩa đó là tác phẩm thành công của nhà văn. Tôi hay tin vào số mệnh, và tiểu thuyết cũng có số mệnh.

* Ông từng nói, thiên hướng của ông là "lấy không có tư tưởng làm vinh", đặc biệt khi viết tiểu thuyết...

- Cái tôi gọi là "không có tư tưởng của tôi" tức là trong tiểu thuyết, nhà văn không được lấy tư tưởng của mình để áp đặt cho nhân vật, nhân vật phải theo logic của cốt truyện, bằng không sẽ phá vỡ tính khách quan của tiểu thuyết. Mặc dù trong tiểu thuyết tôi viết ra vẫn mang cách nghĩ của tôi, song chỉ dừng lại ở cách nghĩ thôi, chứ không thể phát triển thành tư tưởng. Tôi không thích những người cố tình biến những đạo lý giản đơn thanh những gì huyễn hoặc và khó hiểu, tư tưởng kiểu vậy thà chẳng có còn hơn.

* Ông có thể tiết lộ đôi điều về kế hoạch tới đây của mình không?

- Có rất nhiều, song nếu nói ra sẽ chẳng còn ý nghĩa nữa. Một điều chắc chắn là tôi đang làm những gì tôi muốn, mà với cá nhân tôi đó là điều hạnh phúc. Tôi hy vọng sẽ tạo dựng một kiểu kiến trúc mang ý nghĩa tiêu chí trong mảnh vườn văn học của mình.

Theo TT&VH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên