31/05/2004 16:54 GMT+7

Nhà thơ Đoàn Văn Cừ: Vun gốc hồn dân tộc

Theo Văn Nghệ - ND
Theo Văn Nghệ - ND

Giữa lúc Thơ mới đang chín rộ với những bài thơ tình lãng mạn, thì Đoàn Văn Cừ chủ trương một lối thơ hiện thực chuyên về đề tài nông thôn. Tập Thôn ca của ông xuất bản năm 1944 đã tạo nên dấu ấn đặc biệt trên thi đàn... Từ năm 1999 ông bị gãy chân, vậy là thế giới của ông chỉ là khoảng trời trước nhà, những bài thơ và những hoài niệm về trang viết. Ông trò chuyện với chúng tôi bằng "bút đàm".

* Thưa ông, ông đã viết Chợ Tết vào năm nào và những kỷ niệm chung quanh bài thơ này. Ông còn nhớ không?

- Viết vào khoảng năm 1938, đến mùa xuân năm Kỷ Mão thì được đăng. Khi ấy tôi đã đỗ đạt rồi nhưng vẫn chỉ là một hàn sĩ, một hàn sinh. Đã viết được báo bằng tiếng Pháp. Đã viết văn, đã nghiên cứu... rồi nảy ra được thì chỉ có thơ. Tôi gửi bài thơ đi bảy, tám tháng thì có anh bạn gặp bảo đã đọc bài thơ của tôi trên báo Ngày nay. Mấy ngày sau thì tôi nhận được báo biếu và nhuận bút 8 đồng mua được 40 thùng thóc.

Chợ tết

Dải mây trắng đỏ lòm trên đỉnh núi,Sương hồng lam ôm ấp nóc nhà tranh,Trên con đường viền trắng mép đồi xanh,Người các ấp tưng bừng ra chợ Tết.Họ vui vẻ kéo hàng trên cỏ biếc;Những thằng cu áo đỏ chạy lon xon.Vài cụ già chống gậy bước lom khom,Cỏ yếm thắm che môi cười lặng lẽ,Thằng em bé nép đầu bên yếm mẹ.Hai người thôn gánh lợn chạy đi đầu.Con bò vàng ngộ nghĩnh đuổi theo sau.Sương trắng dỏ đầu cành như giọt sữaTia nắng tía nháy hoài trong ruộng lúa.Núi uốn mình trong chiếc áo the xanh.Ðồi thoa son nằm dưới ánh bình minh.Người mua bán ra vào đầy cổng chợ.Con trâu đứng vờ dim hai mất ngủ,Ðể lắng nghe người khách nói bô bô.Anh hàng tranh kĩu kịt quẩy đôi bồ,Tìm đến chỗ đông người ngồi dở bán.Một thầy khóa gò lưng trên tấm phản,Tay mài nghiên hí hoáy viết thơ xuân.Cụ đồ nho dừng lại vuốt râu cằm,Miệng nhầm dọc vài hàng câu đối đỏ.Bà cụ lão bán hàng bên miếu cổ,Nước thời gian gội tóc trắng phau phau.Chú hoa man đầu chít chiếc khăn nâu,Ngồi xếp lại đống vàng trên mặt chiếu.Áo cụ lý bị người chen sấn kéo.Khăn trên đầu đương chít cũng tung ra.

* Ông đã lấy những hình ảnh phiên chợ tết quê mình để viết bài thơ Chợ Tết phải không?

- Phải vậy cũng không phải vậy. Ông trả lời. Từ năm tám tuổi tôi đã thích theo mẹ đi chợ. Có những chợ ở cạnh sông, lại có những chợ ở bên núi. Chợ ở giữa trời đất. Những cái chợ đấy có cả ở Bắc Giang, Bắc Ninh, Việt Trì... chứ đâu chỉ có ở quê mình. Cái chợ này là hồn vía của người Việt Minh ở miền bắc. Mấy năm trước bên làng Lao có một đoàn người sang gặp tôi bảo rằng đó chính là phiên chợ của làng họ. Họ xin phép tôi cho khắc đá bài thơ.

* Sau này ông có viết thơ về chợ tết nữa không?

- Cũng có. Như bài này: Đoàn thuyền gắn máy cân hàng tết/ Lợn béo gà to ngập bến hồng.

* Có nhà phê bình văn học nhận định rằng: Đoàn Văn Cừ làm thơ bằng mắt? Điều đó có đúng không?

- Tôi vận dụng luận điểm "Thi trung hữu họa " trong sáng tác của tôi. Tức là gây ấn tượng thị giác phản ánh nội dung vấn đề đối tượng miêu tả.

* Ông quan niệm bản sắc dân tộc như thế nào?

- Bản sắc dân tộc quan trọng lắm. Nhưng không phải nó chỉ nằm trong cái ta nhìn thấy mà nó nằm cả trong cái ta không nhìn thấy. Như cỏ cây mọc ở VN thì nó là cỏ cây của VN rồi.

* Bây giờ siêu thị nhiều hơn chợ quê, ông có luyến tiếc điều đó không?

- Cái đẹp phải có thời của nó không thể dậm chân tại chỗ. Cái thời trước là chợ quê, còn thời nay là siêu thị. Lớp trẻ hiện đại thì thích siêu thị. Nhưng với tôi thì lại thấy siêu thị văn minh thật nhưng không rực rỡ.

* Ông có đọc thơ hiện đại không? Ông có nhận xét gì?

- Thơ hiện đại tứ hay lắm mới lắm. Khẩu vị của độc giả thay đổi thì thơ cũng phải thay đổi. Nhưng bài nào đẹp thì nổi bật ngay.

* Nhưng thơ hiện đại đọc không dễ thuộc. Ngay cả các nhà thơ mà cũng không thuộc thơ mình. Trong khi thơ ông thì rất dễ thuộc...

- Tôi vẫn nhớ hết 40 bài thơ trong Thôn ca . Nói rồi ông đọc: Chùa xóm làm ngay ở mé ngòi/ Ngày tết lên chùa cúng gà xôi/ Cúng xong các cụ chia gà béo/ Bốn cụ ngồi trên chia bốn đùi.

* Ông có làm được thơ hiện đại không?

- Cũng có cố gắng làm nhưng tuổi già rồi thua nhà thơ lớp trẻ. Tôi thích hai câu thơ này: Cha già rồi cha xin làm bệ phóng/ Cho đời con tên lửa vượt trời xanh.

* Thưa ông bây giờ ông đang nghĩ gì?

- Tôi nghĩ đến điều sống và viết. Kẻ sĩ thờ nước lấy phục vụ làm đại nghĩa, làm lẽ sống. Sự nghiệp hiếu trung quên năm tháng thành tuổi thọ.

Theo Văn Nghệ - ND
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên