Lãnh đạo ĐH Quốc gia TP.HCM thăm nhà tre nổi giữa khu đô thị sinh viên vừa được khánh thành hôm 15-5 - Ảnh: Đ.M.C
Công trình do TS. Diệp Thị Mỹ Hạnh - nguyên giảng viên ĐH Khoa học tự nhiên, thực hiện dưới sự tài trợ của ĐH Quốc gia TP.HCM, kết quả hợp tác nghiên cứu giữa Trung tâm quản lý nước - Biến đổi khí hậu, kiến trúc sư Trần Hữu Hoàng Phú và Làng tre Phú An, Bình Dương.
Nhà nổi có diện tích gần 40m2 gồm 1 phòng ngủ, 1 phòng khách, khu nấu ăn, khu vệ sinh và kho. Phòng khách bố trí đơn giản, không gian thoáng đãng với hai cửa sổ lớn đảm bảo ánh sáng tràn vào nhà.
Khu vực nấu bố trí chỗ rửa, bếp nấu mini. Khu vệ sinh có lavabo, toilet và vòi tắm. Xung quanh nhà có hành lang đi lại, trước và sau nhà có hai sân tương lớn, có thể trồng loại cây thủy sinh hoặc làm bè nuôi thủy sản.
Hầu hết công trình được làm từ tre, thường là tre già với cường độ chịu thời tiết cao. Dầm, sàn, kèo xà, vách đều bằng tầm vông, tre đan kết, mái lợp lá vọt (có thể thay thế tùy địa phương miễn nhẹ, dễ xử lý, thi công không quá phức tạp, cách nhiệt tốt).
Phòng ngủ - Ảnh: Đ.M.C.
Nhà nổi được cố định bằng cách neo tại chỗ, có thể di chuyển nếu gắn thêm động cơ hoặc chèo. Dưới nền nhà là 68 thùng phuy liên kết bằng kèo gỗ tạo thành thể thống nhất giúp nhà nổi trên mặt nước.
Nhà có bồn nước nhựa 500 lít, hệ thống xử lý nước dùng cho sinh hoạt từ nước mưa và nước sông. Rác thải hữu cơ được bỏ vào thùng compost để ủ thành đất trồng cây. Chất thải từ nhà vệ sinh, nước thải sinh hoạt đều qua hệ thống xử lý trước khi thải ra môi trường.
Nhà cũng đảm bảo một số tiện nghi cơ bản như chiếu sáng, ổ cắm điện và hệ thống năng lượng Mặt trời.
Công trình hướng đến phục vụ các hộ dân ở vùng ngập mặn, Đồng bằng Sông Cửu Long. Bản thiết kế nhà sẽ được chuyển giao miễn phí cho người dân khi có nhu cầu.
Toilet phía trên và hệ thống xử lý chất thải phía dưới - Ảnh: Đ.M.C
Công trình thích hợp trồng rau truyền thống hoặc vườn nổi trên mặt nước - Ảnh: Đ.M.C.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận