13/08/2004 20:45 GMT+7

Nhà khoa học cô đơn thường viết sách rất "đời"

Theo LĐ
Theo LĐ

Đằng sau sự nổi tiếng của nhà thiên văn Trịnh Xuân Thuận tại VN, có công lao âm thầm của một người dịch, đồng thời là một đồng nghiệp của ông: Nhà vật lý lý thuyết Phạm Văn Thiều - người chuyên dịch các cuốn sách khoa học được viết bằng tiếng Pháp của Trịnh Xuân Thuận như: Giai điệu bí ẩn, Hỗn độn & hài hoà ... và sắp tới sẽ là Cái vô hạn trong lòng bàn tay.

ABAnmVsg.jpgPhóng to
Chaos and Harmony (Hỗn độn & hài hoà) - sách best-seller tại Pháp, được xuất bản tại Anh năm 2000
Đằng sau sự nổi tiếng của nhà thiên văn Trịnh Xuân Thuận tại VN, có công lao âm thầm của một người dịch, đồng thời là một đồng nghiệp của ông: Nhà vật lý lý thuyết Phạm Văn Thiều - người chuyên dịch các cuốn sách khoa học được viết bằng tiếng Pháp của Trịnh Xuân Thuận như: Giai điệu bí ẩn, Hỗn độn & hài hoà ... và sắp tới sẽ là Cái vô hạn trong lòng bàn tay.

Phạm Văn Thiều cũng là người có công giúp bạn đọc VN tiếp cận kịp thời với một số cuốn sách khoa học nổi tiếng khác trên thế giới như: Lược sử thời gian của S.Hawking (dịch cùng Cao Chi, 1995), Giai điệu dây và bản giao hưởng vũ trụ của Brian Greene (2003) và mới nhất là cuốn: Định lý cuối cùng của Fermat của Simon Singh (2004). Hầu hết các bản dịch trên đều được tái bản liên tục - điều gần như khó tin ở mảng sách khoa học tại nước ta và còn khó tin hơn ở một người dịch nghiệp dư vốn tự mày mò học ngoại ngữ trong nước.

Với những ai đã từng đọc cuốn Giai điệu bí ẩn (bản dịch tiếng Việt, NXB Khoa học và kỹ thuật, 1999, 2000) thì dòng đề tựa "Tôi xin hết lòng cảm ơn bản dịch tiếng Việt rất hay của anh Phạm Văn Thiều" ghi ở đầu sách của tác giả cuốn sách là hoàn toàn không hề có tính xã giao. Bởi đó thực sự là một bản dịch rất thuyết phục về văn phong và đã chuyển tải được rất mềm mại chất văn học vốn đã thấm đẫm trong những trang viết đẹp của tác giả - điều đã đưa nhiều cuốn sách khoa học của Trịnh Xuân Thuận vào hàng sách best - seller tại Mỹ cùng nhiều nước Châu Âu.

Từ sự khởi đầu tốt đẹp này mà nhiều cuốn sách sau đó của Trịnh Xuân Thuận cũng được tác giả tin cậy trao cho người dịch và cũng qua kênh này, dịch giả Phạm Văn Thiều đã sớm tiếp cận được nhiều cuốn sách khoa học nổi tiếng trên thế giới (như đã nói ở trên) mà tác giả của nó đều đồng thời là những nhà vật lý lý thuyết tên tuổi trên thế giới.

* Ấn tượng về sự khô khan ở các nhà khoa học đã không còn, khi tiếp xúc với các bản dịch của ông. Đấy phải chăng là do ông đã nỗ lực thổi vào đó một văn phong dịch có hồn?

- Phần nào đó, tôi cho rằng, bất kỳ ở lĩnh vực nào, khoa học hay văn chương thì một con người, một khi đã đạt đến đỉnh cao đều phải đối diện với một sự cô đơn nhất định. Chính trên sự cô đơn đó mà những trang viết của họ lại thường là nơi để họ giải toả những khát khao, những trăn trở rất "đời".

Và tôi phải công nhận rằng, trong những trang sách của các nhà khoa học đỉnh cao, quả thực là có cơ man những liên tưởng, những tư duy diễn đạt tuyệt vời và mới mẻ đến nỗi chắc chắn chỉ có thể có được từ góc độ chuyên môn sâu của họ chứ không thể có được từ những con mắt thường.

Với bổn phận của một người chuyển ngữ, nếu như tôi đánh rớt mất cái hồn cốt đó của họ trong quá trình chuyển tải, thì có nghĩa là tôi thất bại.

* Hình như ông chỉ tự học ngoại ngữ?

- Tôi chỉ có thể tin vào chính mình bằng chính nỗ lực đó: tự học 3 ngoại ngữ Anh, Pháp, Nga ngay cả trong hoàn cảnh chiến tranh. Chỉ riêng với tiếng Pháp, tôi mới có may mắn có được một năm tu nghiệp ở Paris (1982). Chính tại đây, tôi đã phát hiện ra một kho tàng phong phú các loại sách phổ biến khoa học ở phương Tây.

Về nước một năm sau đó, lại vốn máu say mê văn chương từ nhỏ (nhưng không dám theo nghề), tôi bắt đầu lao vào luyện dịch và nhiều năm liền gửi in nhiều truyện trinh thám, khoa học viễn tưởng, cả truyện văn học... trên các báo Khoa Học Đời Sống, Văn Nghệ... Còn hiện nay, công việc của tôi là Trưởng ban Biên tập tờ Vật lý và Tuổi trẻ của Hội Vật lý VN.

* Ông cho rằng sách khoa học ở VN mình có công chúng rộng hay hẹp?

- Hầu như tất cả các sách khoa học xuất sắc đều rất giàu tính văn học và với một thế giới luôn tràn đầy mới mẻ, lý thú như thế, chắc chắn sẽ luôn đủ sức thu hút một lượng lớn công chúng trẻ. Bằng chứng là "Giai điệu bí ẩn" tới đây sẽ được tái bản lần 3, chỉ sau 4 năm được dịch.

Chỉ tiếc rằng, công tác tiếp thị mảng sách này tại các NXB của nước ta hiện còn bị xem nhẹ, so với sách văn học, cho nên nhiều cuốn sách rất bổ ích đã không đến được với nhiều bạn đọc như nó đáng được.

Còn nữa, so với nhiều nước phát triển, sách khoa học ở ta hiện nay còn chưa được in đẹp ở mức có thể giúp đảm bảo tuyệt đối tính chính xác và thẩm mỹ như nó cần có, nhất là ở phần minh hoạ.

Theo LĐ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên