Phóng to |
Xô chậu hứng nước mưa dột ở nhà ga hành khách T1 Nội Bài |
Nghệ thuật sắp đặt Sao lại để ga sân bay dột 3 năm?
Trao đổi với báo chí, ông Lê Khắc Hồng - giám đốc Trung tâm khai thác ga Nội Bài (Cụm cảng hàng không miền Bắc) - thừa nhận đây là chuyện thường xảy ra. Đến nay phần lớn những chỗ hư hỏng đã được khắc phục và hết năm nay sẽ giải quyết triệt để tình trạng này.
* Theo ông, sự cố này do khâu thiết kế, xây dựng hay do tính chất vật liệu?
- Tôi nghĩ nguyên nhân là do tuổi thọ của vật liệu chứ không phải do lỗi thiết kế.
* Sau năm năm sử dụng đã bị dột, như vậy tuổi thọ vật liệu đưa vào công trình ngắn. Ông có cho là có vấn đề trong việc đưa vào sử dụng các vật liệu này?
Nhà ga hành khách T1 Nội Bài được đưa vào sử dụng từ tháng 10-2001 với tổng diện tích xây dựng 90.000m2, tổng vốn đầu tư hơn 70 triệu USD và 320 tỉ đồng. Sau ba năm công trình đưa vào khai thác xuất hiện dột ở phần mái bêtông và các khe co giãn của công trình. Tiếp đó phần mái tôn bắt đầu dột. Trong hai năm trở lại đây mái kính bị dột. |
* Đến nay việc khắc phục đã được tiến hành thế nào? Có phải do thiếu kinh phí và gặp trở ngại về kỹ thuật nên chưa khắc phục xong?
- Nhà chức trách và Cụm cảng hàng không miền Bắc đã triển khai thực hiện được phần mái ở khu D (phòng chờ ra máy bay) vào tháng 12-2007, khu vực này đã giải quyết triệt để. Phần khu A, B cũng được triển khai tiếp đó nhưng đáng tiếc sang đầu năm 2008 vật liệu bị trượt giá nên đấu thầu không thành công, phải hủy thầu để đấu thầu lại. Đến nay đã đấu thầu xong và đang chuẩn bị triển khai. Riêng phần khu C có tính chất kiến trúc hơi phức tạp hơn các khu vực khác nên không thể áp dụng các giải pháp từng làm ở các khu khác.
Hiện nay đã có ba phương án được đưa ra. Thứ nhất là dùng cao su tổng hợp quét lên lớp kính. Thứ hai là thay kính vỡ, toàn bộ đệm cao su và dán lớp pin giảm nhiệt. Cuối cùng là dùng tấm lợp thông minh thay toàn bộ kính ở khu C. Ngoài ba khu vực được xử lý còn có phần mái bêtông gồm bốn khu (mỗi khu 250m2) cũng đã được xử lý triệt để từ năm ngoái. Đây là nơi bị nặng nhất, nước chảy thành dòng xuống cạnh khu vực làm thủ tục như suối khi mưa nhưng nay không bị nữa.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận