Phóng to |
* Giới kinh doanh Hoa Kỳ có phản ứng thế nào với thông điệp của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong chuyến thăm?
- Ông Ernest Bower: Một điểm rất quan trọng đối với cộng đồng kinh doanh Hoa Kỳ là Thủ tướng hiểu sâu sát những thử thách mà kinh tế VN đang gặp phải. Điều đó mang lại niềm tin cao hơn rằng VN đang giải quyết các vấn đề kinh tế. Lãnh đạo nhiều nước khác khi gặp khó khăn kinh tế thường nói chúng tôi không có vấn đề gì. Nhưng VN thì không. Rõ ràng là Thủ tướng sẵn sàng giải quyết chúng. Vì thế chúng tôi thêm niềm tin rằng VN sẽ qua khỏi giai đoạn khó khăn và tiếp tục tăng trưởng cao trong tương lai.
* Một số nhà đầu tư nói họ chờ đợi hành động cụ thể từ Chính phủ VN để quyết định đầu tư, hơn là chỉ lắng nghe những gì Thủ tướng nói?
Phó tổng giám đốc Công ty Chứng khoán TP.HCM Trịnh Hoài Giang cho rằng chuyến thăm của Thủ tướng là tín hiệu tích cực với thị trường chứng khoán. Nhiều quĩ đầu tư Mỹ cho biết sẽ chờ đợi hành động cụ thể của Chính phủ sau chuyến đi để quyết định đầu tư vào thị trường chứng khoán VN. |
* Như vậy nhà đầu tư Mỹ không lo ngại về tình hình kinh tế VN hiện nay? Các ông đưa ra những khuyến nghị gì với VN?
- Những thử thách kinh tế hiện thời của VN sẽ ảnh hưởng đến tầm nhìn dài hạn của chúng tôi nếu Chính phủ VN không giải quyết các thách thức đó. Nhưng từ những cuộc gặp với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, chúng tôi thấy ông đang giải quyết chúng. Một phần của giải quyết vấn đề là nhận ra vấn đề đó. Chúng tôi tin VN sẽ giải quyết được. Chúng tôi đưa một nhóm các giải pháp rất chi tiết. Điều chính yếu là ổn định bức tranh kinh tế vĩ mô, tiếp tục cải cách và nâng cao năng lực các cơ quan chính phủ. Chúng ta không nên đánh giá thấp những khó khăn kinh tế hiện nay.
* Một nguyên nhân của khó khăn kinh tế là VN chưa quản lý tốt nguồn vốn đầu tư vào VN. Năm nay lại có thêm nhiều FDI nữa. Ông có lo ngại không?
- VN cần rất nhiều đầu tư. Thành thật tôi nghĩ FDI vào VN có thể gấp đôi hoặc gấp ba hiện nay. VN đang cần cơ sở hạ tầng, nhà máy, nhân lực chất lượng cao. Vấn đề lớn nhất hiện nay là năng lực của các cơ quan nhà nước đối phó với các thách thức như lạm phát. Nhưng nhìn chung VN đang mở cửa, sẽ có nhiều đầu tư vào và có thể hấp thụ được.
Mở đường cho trái cây sang Mỹ Bên cạnh việc khởi động đàm phán hiệp định đầu tư song phương với Hoa Kỳ, Thủ tướng có bốn đề nghị quan trọng liên quan đến thương mại với Hoa Kỳ, đó là chính thức đề nghị tổng thống Hoa Kỳ áp dụng qui chế ưu đãi thuế quan phổ cập GSP với VN, bỏ chính sách giám sát đặc biệt với hàng dệt may, mở cửa thị trường rau quả với VN và công nhận VN là kinh tế thị trường. Trong cuộc gặp Việt kiều tại Texas, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói lâu nay trái thanh long muốn sang Hoa Kỳ phải đi qua Thái Lan, Singapore. Ông hi vọng trong năm 2008 nếu trái thanh long xuất trực tiếp được sang Hoa Kỳ, sẽ mở đường cho các loại trái cây khác như chôm chôm, vải, nhãn và cả sầu riêng nếu thị trường Hoa Kỳ chấp nhận. "Đây không phải là ưu thế thương mại mà là chính sách xã hội nhân đạo, liên quan đến hàng triệu người nghèo" - Thủ tướng nói. Người nghèo VN cũng có lợi nếu Mỹ bỏ chính sách giám sát đặc biệt với hàng dệt may, loại bỏ nguy cơ phải đối mặt với các vụ kiện bán phá giá hàng dệt may VN sang Mỹ, để các công ty Mỹ ký các hợp đồng dài hạn hơn, cho phép các công ty VN có chiến lược phát triển chủ động hơn. Ông Edward Gresser - giám đốc thương mại và thị trường quốc tế, Viện Chính sách tiến bộ ở Washington - nhận xét quan hệ thương mại với VN phát triển rất nhanh chóng. VN đứng thứ hai trong số các nhà xuất khẩu quần áo vào Mỹ (sau Trung Quốc), thứ ba về giày dép, thứ tư về đồ gỗ và thứ sáu trong các nhà xuất khẩu ASEAN. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói tuy Mỹ đứng thứ ba về tỉ trọng quan hệ thương mại song phương nhưng là nước nhập nhiều hàng VN nhất so với hai nước có tỉ trọng lớn hơn là Trung Quốc và Nhật Bản. Hàng VN xuất khẩu sang Mỹ lên tới 10 tỉ USD trong khi chỉ nhập 2 tỉ USD hàng hóa từ Mỹ. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận