![]() |
Ông Lê Thanh Hải (bìa trái) chúc mừng Hội Nhà báo TP.HCM - Ảnh: Quốc Thanh |
Nghe đọc nội dung toàn bài: |
Chủ tịch nước nhấn mạnh: Sau hai thập kỷ đổi mới, báo chí có điều kiện và cơ hội để phát triển mạnh mẽ cả về qui mô và chất lượng, cuộc cách mạng khoa học công nghệ cùng với quá trình toàn cầu hóa đang tạo ra sự thay đổi lớn về mọi mặt, tạo nên sự biến đổi có tính cách mạng về phương pháp, kỹ năng hoạt động nghề nghiệp của mỗi nhà báo cũng như toàn hệ thống báo chí. Nguồn thông tin phong phú hơn, lan nhanh hơn trên toàn cầu nhưng cũng gây khó khăn cho việc chọn lọc thông tin.
Bí thư thành ủy TP.HCM Lê Thanh Hải: Báo giới đóng góp tích cực cho sự phát triển Sáng 21-6, đoàn lãnh đạo Thành ủy - HĐND - UBND và Ủy ban MTTQ VN TP.HCM đã đến thăm, chúc mừng các cơ quan báo chí nhân Ngày báo chí cách mạng VN. Tại Hội Nhà báo TP, Bí thư Thành ủy TP.HCM Lê Thanh Hải gửi lời chúc mừng, chia sẻ, động viên hoạt động nghề nghiệp của báo giới TP. Ông ghi nhận báo giới và đội ngũ hội viên Hội Nhà báo TP có đóng góp tích cực trong quá trình phát triển nhiều mặt ở TP, đồng thời khẳng định tiếp tục tạo điều kiện cho báo giới hoạt động nghề nghiệp, đóng góp hiệu quả hơn trong tiến trình phát triển chung của đất nước cũng như ở TP. Quốc Thanh - P.P.H. |
Chủ tịch nước nêu rõ: nhiệm vụ của các cơ quan báo chí hiện nay là phải thông tin khách quan, chính xác, trung thực, cổ vũ các phong trào thi đua yêu nước, đề xuất các cách làm hay để cùng các lực lượng khác trong xã hội đưa đất nước vượt qua khó khăn, đi đến thắng lợi.
Mỗi người làm báo cần không ngừng tu dưỡng, rèn luyện, có nhãn quan khoa học để nhìn thấu đáo quá trình vận động của đời sống thực tế khách quan, thấy rõ sự phát triển đi lên của đất nước, khi viết báo biết đặt lợi ích quốc gia lên hàng đầu.
* Những chuyển biến tích cực của nền kinh tế hiện nay có sự góp phần quan trọng của báo chí, một lực lượng đã phát triển mạnh mẽ thời gian qua, đã đồng hành cùng dân tộc thực hiện công cuộc cách mạng, xây dựng và phát triển đất nước trong thời kỳ đổi mới và đã chung sức chung lòng tạo ra sự đồng thuận cao trong nhân dân, từ đó cùng đưa đất nước vượt qua bất cứ khó khăn nào.
Đó là những ghi nhận của Phó thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng, thay mặt Thủ tướng Chính phủ, chủ trì cuộc gặp gỡ báo chí ngày 21-6.
Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng cho rằng mỗi nhà báo cần xác định rõ trách nhiệm xã hội của mình và nâng cao năng lực để đáp ứng nhu cầu thông tin ngày càng cao của nhân dân. "Đừng bao giờ quên vai trò cách mạng của báo chí” - ông nhấn mạnh.
Phó thủ tướng yêu cầu báo chí cần định hướng dư luận tốt hơn, thông tin tốt hơn để thúc đẩy đại đoàn kết, đại đồng thuận. Trong tình hình kinh tế thế giới còn "rối bời" như lời của Phó thủ tướng, sự đồng thuận, nhất trí cao trong nước là yếu tố hết sức quan trọng để chúng ta vượt qua khó khăn. "Mỗi câu chữ viết ra cũng phải phục vụ mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững" - Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng nhắc nhở.
Tại cuộc gặp, ông Đinh Thế Huynh - tổng biên tập báo Nhân Dân, chủ tịch Hội Nhà báo VN - cho biết: nhiều tờ báo đang gặp vướng mắc về nguồn giấy, về giá giấy in. Bên cạnh đó, các nhà báo cũng gặp một số khó khăn trong việc tiếp cận các thông tin chính thống từ cơ quan nhà nước, do đó có khi có những nội dung viết thiếu thông tin,thiếu chính xác.
Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng khẳng định sẽ đảm bảo đủ giấy in cho các cơ quan báo chí. Lãnh đạo Bộ Tài chính cho biết đang xây dựng qui chế tài chính cho báo chí, góp phần tháo gỡ khó khăn cho báo chí về mặt tài chính.
Bộ trưởng - chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh với chức năng người phát ngôn của Chính phủ, sẽ đôn đốc các bộ, ngành thực hiện tốt hơn qui chế phát ngôn, chủ động hơn trong việc cung cấp kịp thời thông tin theo yêu cầu của báo chí.
* TP.HCM: tôn vinh những người làm báo 2008
Nghe đọc nội dung toàn bài: |
Thay mặt Hội Nhà báo VN và Hội đồng Giải báo chí quốc gia, ông Đinh Thế Huynh - chủ tịch Hội Nhà báo VN - nhận xét: "Chất lượng các tác phẩm năm nay đồng đều hơn, nhiều cấp hội tuyển chọn chặt chẽ hơn. Tuy nhiên các tác phẩm xuất sắc, đạt hiệu quả xã hội sâu rộng chưa nhiều".
80 trên tổng số 800 tác phẩm dự thi đã đoạt giải thưởng báo chí quốc gia lần 2. Bốn giải A được trao cho: nhóm tác giả báo Nông Thôn Ngày Nay với tác phẩm Một hạt thóc 40 khoản đóng góp (thể loại tin, bài phản ánh, phỏng vấn, ghi chép); cộng tác viên Nguyễn Công Long của báo Công An Nhân Dân với tác phẩm Vụ án Minh Phụng - Epco sau 10 năm nhìn lại: vẫn thời sự và nóng bỏng (thể loại phóng sự, phóng sự điều tra, bút ký báo chí); tác giả Trần Phi, Hãng phim Tài liệu khoa học trung ương, với phim Bài ca trên đỉnh Tà Lùng và nhóm tác giả của ban bạn nghe đài - Đài Tiếng nói VN với tác phẩm Sở Thương mại tỉnh Quảng Ninh tiếp tay cho gian lận thương mại (thể loại phát thanh dành cho phóng sự, phóng sự điều tra, bút ký phát thanh).
Nhóm phóng viên Tố Oanh, Kim Anh và Trần Huỳnh của báo Tuổi Trẻ đoạt giải B thể loại tin, bài phỏng vấn, ghi chép với loạt bài Chuyện công dân trẻ TP.HCM - Đóa hướng dương Lê Thanh Thúy bị ung thư xương.
* Chiều 21-6, lễ trao giải báo chí TP.HCM lần 26 đã diễn ra tại Nhà văn hóa Thanh niên TP.HCM. Có 40 tác giả và nhóm tác giả đoạt giải.
Ông Dương Trọng Dật - phó chủ tịch Hội Nhà báo TP.HCM - cho biết: 134 tác phẩm dự thi của 20 đơn vị báo chí trung ương và thành phố tuy chưa phải là tất cả, nhưng đã thể hiện tinh thần chung của hoạt động báo chí tại TP.HCM. Đó thật sự là những tác phẩm báo chí tiêu biểu cho một năm hoạt động đầy tâm huyết của những người làm báo thành phố gắn với những vấn đề trọng đại của đất nước.
Báo Tuổi Trẻ nhận 3/7 giải nhất và A, hai giải nhì, hai giải ba.
Nghe đọc nội dung toàn bài: |
Không run sao được, 20 năm nay tiếng rao ấy chỉ quen với bụi bặm trên đường phố. Còn giờ đây là trên sân khấu, trong ngày hội tôn vinh những người làm báo 2008.
Nhiều người cầm bút xúc động vì lần đầu tiên nhìn thấy cùng lúc hàng ngàn người bán báo dạo - khâu cuối cùng của dây chuyền phát hành đưa báo tận tay độc giả. Xúc động vì trong số những khuôn mặt lam lũ ấy có nhiều em bé mới 5-6 tuổi, có những người đã bước qua tới tuổi thất thập cổ lai hi. Và có cả những người khuyết tật.
Bác Dương Minh Hoàng lặng lẽ trong "rừng" người. Lặng lẽ như "20 năm có lẻ”, người đàn ông một chân ấy tập tễnh đi bán báo dạo. Chiều nay là một trong những buổi chiều hiếm hoi, cái chân ấy được nghỉ ngơi. Nhìn lên sân khấu có dòng chữ "Giao lưu những người bán báo", bác nói: "Hổng ngờ được mời giao lưu! Vui! Hổng biết nói gì hơn!". Cả nửa đời người, bác chỉ giỏi rao báo, mời báo chứ không quen được phỏng vấn. Ấy vậy mà khi nói đến sự phát triển của báo chí, người bán báo dạo ấy rành mạch: "Xưa chỉ có một vài loại báo để bán, bây giờ ra đủ thứ báo, đủ loại báo, rao cũng mỏi miệng. Rồi tăng trang, rồi quảng cáo nữa. Xưa cầm tờ báo mỏng tang, giờ tờ báo dày cộm, nặng trịch. Xưa được nghỉ ngơi nhiều hơn vì báo ra cách ngày, giờ báo ngày nào cũng ra, kể cả nghỉ tết cũng rất ít".
Để những bài báo hay đến tay độc giả, biết bao người phải lặng lẽ đổ mồ hôi trong đêm. Có người 20 năm ròng chưa có mấy giấc ngủ ban đêm bình thường như bao người. 2.000 người bán báo dạo ở TP này đã mòn vẹt dép trên đường đội mưa đội nắng ngày đêm.
Trong số đó có cả cậu bé Nguyễn Công Sang, tên thường gọi là Ba Vá (vì em có cái đầu cạo ba vá), 10 tuổi, thâm niên bán báo hai năm. Ba Vá hồn nhiên kể: "Con sợ nhất là mưa và nắng. Nắng nóng lắm! Mưa ướt hết báo! Đi bán ngoài đường, con cũng bị té xuống vũng nước hoài. Lúc té, con cố gắng chỉ cho cái lưng ngã xuống nước, còn cái tay cầm báo thì lúc nào cũng phải giơ lên cao!".
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận