01/10/2016 08:43 GMT+7

​Nguy cơ và cách phòng ngừa ung thư cổ tử cung

Nguồn: Trung tâm Truyền thông - Giáo dục Sức khỏe TP.HCM
Nguồn: Trung tâm Truyền thông - Giáo dục Sức khỏe TP.HCM

Ung thư cổ tử cung là căn bệnh có thể phòng ngừa được bằng cách khám tầm soát thường xuyên để phát hiện và điều trị sớm các sang thương viêm nhiễm tiền ung thư, không để ung thư bộc phát.

Hiện nay, thuốc chủng ngừa HPV cũng là một phương tiện rất hữu hiệu để phòng ngừa loại ung thư này.

Những nguy cơ dễ khiến phụ nữ mắc bệnh ung thư cổ tử cung

* Virus HPV (Human Papilloma Virus)

Hiện nay, HPV được xem là nguyên nhân chính gây ung thư cổ tử cung, chúng gồm trên 100 tuýp, nhưng chỉ có khoảng 30 tuýp lây lan qua đường tình dục và khoảng 13 tuýp gây ung thư, trong đó là các tuýp 16, 18, 31, 33. Với yếu tố này, ung thư cổ tử cung được xem là bệnh lây lan qua đường tình dục.

* Tình trạng suy giảm miễn dịch

Các trường hợp HIV dương tính được thấy trong hơn 40% trường hợp loạn sản cổ tử cung (CIN) và ung thư xâm lấn. Từ năm 1993, ung thư cổ tử cung được xếp vào danh sách các bệnh của AIDS.

Điều này được giải thích là do tình trạng suy giảm miễn dịch nên người phụ nữ dễ bị nhiễm HPV, từ đó gây ra các sang thương trên cổ tử cung dẫn đến sự xuất hiện bệnh ung thư.

* Tuổi

Ung thư cổ tử cung thường gặp ở phụ nữ độ tuổi trung niên, 40 – 59 tuổi, nhất là ở các phụ nữ không tham gia thăm khám và làm xét nghiệm tầm soát thường xuyên.

* Quan hệ tình dục

Có quan hệ tình dục sớm hay có nhiều bạn tình.

Những phụ nữ có chồng (bạn tình) có quan hệ tình dục với nhiều phụ nữ khác, hay đã từ có vợ bị ung thư cổ tử cung.

Yếu tố này khiến người phụ nữ dễ bị lây nhiễm HPV hơn, xác suất bị lây nhiễm tuýp HPV độc hại (16, 18) tăng cao, từ đó đưa đến việc mắc ung thư cổ tử cung.

* Tiền sử sản khoa

Sanh con sớm, sanh nhiều con

Các nghiên cứu cho thấy: Số con trung bình của bệnh nhân ung thư cổ tử cung là 6 con; sinh từ 7 con tăng nguy cơ ung thư 4 lần so với người không sanh con và tăng 2-3 lần so với người chỉ sanh 1, 2 con.

* Uống thuốc ngừa thai lâu dài

Uống thuốc ngừa thai:

- < 5 năm không tăng nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung

- 5-9 năm: tăng nguy cơ 3 lần

- > 10 năm: tăng nguy cơ 4 lần

* Hút thuốc lá: Hút thuốc lá (kể cả thụ động) làm tăng nguy cơ ung thư 2-3 lần.

Phòng ngừa

Để phòng ngừa ung thư cổ tử cung, nên tránh những nguy cơ nêu trên và quan tâm khám phụ khoa, tầm soát ung thư định kỳ bằng biện pháp xét nghiệm Pap và điều trị các sang thương tiền ung thư nếu phát hiện dấu hiệu bệnh nhằm làm giảm 80% suất độ, tử vong do ung thư cổ tử cung. 

Đồng thời, những phụ nữ trong độ tuổi từ 9 – 26 tuổi cần chủng ngừa HPV 16, 18, tốt nhất là chủng ngừa ở tuổi 11 -12, điều này giúp giảm 92 – 100% khả năng nhiễm HPV và 71% ung thư cổ tử cung. 

Tuy nhiên, cho đến ngày nay, thuốc chủng ngừa HPV chỉ có tác dụng phòng ngừa 2 – 4 tuýp HPV (Gardasil phòng ngừa HPV tuýp 6,11,16,18, Cervarix phòng ngừa HPV tuýp 16 và 18) và hiệu quả bảo vệ chỉ đến 6 – 8 năm mà thôi. Do đó, người đã chủng ngừa HPV vẫn cần đi khám tầm soát định kỳ.

Nguồn: Trung tâm Truyền thông - Giáo dục Sức khỏe TP.HCM
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên