07/10/2016 16:44 GMT+7

​Nguy cơ nhiễm sán chó từ thú cưng

Nguồn: Trung tâm Truyền thông - Giáo dục Sức khỏe TP.HCM
Nguồn: Trung tâm Truyền thông - Giáo dục Sức khỏe TP.HCM

Ngày nay, việc nuôi và âu yếm thú cưng như chó, mèo cũng khá phổ biến trong cộng đồng.

Thế nhưng, mấy ai biết được những nguy cơ bệnh tật tiềm ẩn từ trong sở thích ấy khá nguy hiểm. Việc tiếp xúc thân thiết với chó có thể lây nhiễm bệnh sán chó từ chúng. 

Bệnh sán chó hay còn gọi là sán kim (tên khoa học là Echinococcus granulosus) mặc dù ít gặp nhưng dễ dàng lây từ chó sang người, nên chúng ta vẫn phải phòng ngừa và đặc biệt quan tâm.

Chu trình phát triển sán chó trong cơ thể người

Khi chó bị nhiễm Echinococcus granulosus, sau khi ký sinh và phát triển, trứng sán được phóng thích ra môi trường trong quá trình phóng uế của chó. Ngoài ra trứng sán còn đọng lại rất nhiều ở hậu môn chó, khi chó liếm hậu môn rồi liếm lên thân thể chúng, liếm lên vật dụng sinh hoạt của chúng ta, vô tình chúng phát tán loại trứng sán này khắp mọi nơi.

Khi con người ăn rau sống, vuốt ve chó, hoặc tiếp xúc các vật dụng có dính trứng sán Echinococcus granulosus sẽ bị nhiễm bệnh. Khi vào trong cơ thể người, nếu không bị thực bào, sau 5 tháng trứng sán phát triển thành nang sán. Nang sán chứa 2 triệu đầu sán. Khi nang sán vỡ, phóng thích hàng triệu đầu sán non theo máu ký sinh khắp nơi trên cơ thể như phổi, gan, lách, não.

Nhiều người thường nghĩ, bệnh sán chó và bệnh giun đũa chó là như nhau. Nhưng suy nghĩ đó hoàn toàn sai lầm. Tuy cùng ký sinh ở vật chủ chính là loài chó nhưng mang trong mình loại ký sinh trùng khác nhau thì có khả năng truyền sang người ở hai hình thức biểu hiện bệnh khác nhau.

Biểu hiện bệnh

Khi sán kim Echinococcus granulosus xâm nhập và ký sinh trong cơ thể, nang sán sẽ chèn ép các phủ tạng, cơ quan ở chung quanh và gây nên những biến chứng quan trọng. Sự tổn thương và nguy hại còn tùy thuộc vào vị trí có nang sán ký sinh.

Nếu nang sán bị vỡ, nó gây nên sự nhiễm độc, dị ứng, choáng quá mẫn và đầu sán tràn ra ngoài tạo thành các nang sán thứ phát. Nang sán thứ phát có thể từ 2 đến 5 năm sau mới xuất hiện kể từ khi nang sán tiên phát bị vỡ và thường gây tử vong ở giai đoạn này. 

Phòng bệnh

Ăn chín uống sôi, thường xuyên gìn giữ vệ sinh khi tiếp xúc, đùa giỡn với chó. Thăm khám định kỳ cho chó và điều trị triệt để khi phát hiện chó bị nhiễm Echinococcus granulosus.

Việc phát hiện và điều trị sớm giúp giảm các nguy cơ ảnh hường đến sức khỏe và cả tính mạng con người.

Nguồn: Trung tâm Truyền thông - Giáo dục Sức khỏe TP.HCM
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    Chủ đề: sán chó thú cưng