Ngắm chim là niềm đam mê của Richard và cũng là lý do khiến Việt Nam trở thành địa điểm lý tưởng để anh chọn sống và thưởng ngoạn thiên nhiên.
Phóng to |
Richard Craik (giữa) trong một chuyến đi ngắm chim trên núi - Ảnh: T.L. |
Anh tâm sự: “Tôi thích ngắm chim kể từ khi còn là một cậu bé. Lớn hơn một chút, tôi nuôi chim trong vườn nhà. Nhưng khi bắt đầu đi làm, tôi không còn đi ngắm chim và nuôi chim được nữa. Rồi tôi đi du lịch nhiều nơi, và kể từ khi tôi đến Việt Nam vào năm 1992 thì sở thích ngắm chim đã quay trở lại”.
Richard Craik nhận ra khi ngắm chim, con người hầu như kết nối được với thiên nhiên, thật sự hòa mình vào thiên nhiên, thoát khỏi những ưu tư của cuộc sống hằng ngày. Thường thì khi ngắm chim, chỉ có bạn và những người đồng hành cùng với chim và muông thú trong rừng. Không có xe hơi, không có xe gắn máy, không điện thoại hay thư điện tử...
Nghiên cứu về chim, Richard cho rằng có đến 12 loài chim chỉ có thể tìm thấy ở Việt Nam... Ngoài ra còn có nhiều loài chim gần như đặc thù, chỉ có ở Việt Nam và một vài nước lân cận. “Việt Nam có nhiều loài chim đặc hữu nhất và nhiều phân loài rất độc đáo. Đất nước của các bạn dài và hẹp, có nhiều nơi để chim cư trú, có đồng bằng sông Cửu Long, những dải đất thấp dọc theo bờ biển, rồi lại có vùng đồi núi và cao nguyên. Ở phía Bắc thì có vườn quốc gia Hoàng Liên, ở đây có thể tìm thấy rất nhiều loài chim mà thường chỉ xuất hiện tại Trung Quốc hay dãy núi Himalaya” - Richard nói.
Nhưng một thực tế là nhiều loài chim đặc hữu đang giảm về số lượng. Những loài chim này chỉ cư trú trên một phần nhỏ lãnh thổ Việt Nam, mà đất nước Việt Nam thì rất nhỏ so với thế giới. Vì vậy, nếu tàn phá rừng, những loài chim này sẽ biến mất. Chúng sẽ bị tuyệt chủng.
“Tất nhiên chúng ta phải bảo vệ rừng” - Richard khẳng định. Tuy nhiên, anh cho rằng ngay cả tại các vườn quốc gia cũng rất khó ngăn chặn những kẻ săn trộm và đốn gỗ lậu. Đồng bằng sông Cửu Long thì đã để mất đi nhiều loài động vật, thực vật quý và cả rừng đước do khai thác nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Richard lo ngại về một thực tế đáng báo động là nguy cơ mất dần những loài chim đặc hữu chỉ có ở Việt Nam...
-------------------
Phóng to |
Ảnh: Nguyễn Luyện |
* Gà lôi lam mào trắng (Edwards’ pheasant Lophura edwardsi), Quảng Trị.
* Khướu ngực hung (Orange-breasted laughingthrush Garrulax annamensis), cao nguyên Đà Lạt.
* Khướu đầu đen má xám (Collared laughingthrush Garrulax yersini), cao nguyên Đà Lạt.
* Khướu Ngọc Linh (Golden-winged laughingthrush Garrulax ngoclinhensis), cao nguyên Kontum.
* Khướu Kon Ka Kinh hoặc khướu tai hung (Chestnut-eared laughingthrush Garrulax Konkakinhensis), đặt tên theo vườn quốc gia Kon Ka Kinh, nơi tìm ra nó, ở cao nguyên Kontum.
* Khướu đuôi cụt (White-throated Wren Babbler Rimator pasquieri), Sa Pa.
* Khướu đuôi dài (Pale-throated Wren Babbler Spelaeornis kinneari), Sa Pa.
* Khướu hông đỏ (Vietnamese Cutia Cutia legallen), cao nguyên Đà Lạt.
* Lách tách đầu đốm (Black-crowned Fulvetta Alcippe klossi), cao nguyên Đà Lạt.
* Mi Langbian, còn gọi là mi núi Bà (Grey-crowned Crocias Crocias Langbianis), cao nguyên Đà Lạt.
* Sẻ thông họng vàng (Vietnamese Greenfinch Carduelis monguilloti), cao nguyên Đà Lạt.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận