![]() |
Tàu bè hoạt động dày đặc trên sông là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm sông Sài Gòn - Ảnh: N.C.T |
Thạc sĩ Lê Việt Thắng, ĐH Tôn Đức Thắng, nhắc lại tầm quan trọng sống còn của sông Sài Gòn trong việc cung cấp nguồn nước cho sinh hoạt, nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản không chỉ riêng TP.HCM mà còn các tỉnh lân cận như Tây Ninh, Bình Dương...
Theo thạc sĩ Nguyễn Thị Vân Hà - giảng viên khoa môi trường ĐH Bách khoa TP.HCM, hiện mức độ ô nhiễm trên sông Sài Gòn tiếp tục diễn biến phức tạp. Qua tổng hợp các số liệu và kết quả nghiên cứu đến tháng 5-2008 cho thấy độ pH sông thấp và dao động thất thường; độ đục, mangan (Mn), coliform (gây bệnh đường ruột), amoniac vẫn còn cao hơn tiêu chuẩn cho phép nhiều lần (chỉ tính riêng từ năm 2005-2007, các chất trên tăng 4-30 lần). Do ảnh hưởng của chế độ thủy triều nên càng về phía hạ lưu, mức độ ô nhiễm nước càng trầm trọng.
Ngoài ra, Chi cục Bảo vệ môi trường TP còn phát hiện kim loại nặng (đồng) sắp vượt ngưỡng cho phép (nồng độ phát hiện trong nước năm 2007 là 0,094 so với mức cho phép là 0,1mg/lít) cũng đang là vấn đề đáng lo ngại với chất lượng nguồn nước cấp. Vì hầu hết qui trình của nhà máy cấp nước không xử lý kim loại nặng.
Qui trình xử lý quá tải
Xử lý vi phạm chưa đủ răn đe Theo trung tá Lê Hoàng Minh - Phòng cảnh sát môi trường TP.HCM, việc kiểm tra, giám sát và xử lý các hành vi vi phạm về môi trường chưa chặt chẽ, chưa triệt để, thiếu kiên quyết và hiệu quả răn đe, phòng ngừa vi phạm chưa cao. Ngoài ra, các biện pháp ngăn chặn còn đạt hiệu quả thấp. |
Theo kết quả giám sát nguồn nước của Trung tâm Y tế dự phòng TP, hàm lượng amoniac vào thời điểm tháng 4-2008 tại khu vực lấy nước của Nhà máy nước Thủ Đức là 0,07mg/lít, còn tại điểm lấy nước của Nhà máy nước Tân Hiệp là 0,18mg/lít. Có thời điểm Nhà máy nước Tân Hiệp phát hiện hàm lượng này lên đến 1,34mg/lít (trong khi tiêu chuẩn qui định hàm lượng amoniac trong nguồn nước cấp chỉ 0,05mg/lít). Theo thạc sĩ Nguyễn Thanh Hùng - Viện Môi trường và tài nguyên ĐHQG TP.HCM, nguyên nhân chính là do nguồn nước thải sinh hoạt tại chỗ và của hàng loạt khu đô thị lân cận TP như Bình Dương, Tây Ninh không qua xử lý thải vào sông Sài Gòn.
Để xử lý nước đạt theo tiêu chuẩn qui định, Nhà máy nước Tân Hiệp phải "chạy đua" với ô nhiễm theo kiểu chắp vá. "Ô nhiễm đến đâu chúng tôi phải nghiên cứu cải tạo, đầu tư thêm thiết bị cho qui trình xử lý phù hợp đến đó. Nhưng đây chỉ là giải pháp tạm thời, bởi mức độ ô nhiễm phát triển đến mức nào đó sẽ gây nguy hiểm cho việc xử lý nước. Lâu dài vẫn phải kiểm soát chất lượng nước sông Sài Gòn" - ông Giang nhấn mạnh.
Dời điểm lấy nước hay kiểm soát ô nhiễm?
Trong khi chất lượng nguồn nước sông Sài Gòn đang diễn biến ngày càng xấu và chưa có giải pháp kiểm soát hiệu quả, vấn đề thay đổi nguồn nước thô cho Nhà máy nước Tân Hiệp cũng được đưa ra bàn thảo.
Theo thạc sĩ Nguyễn Chương - Tổng công ty Cấp nước (Sawaco), hiện có ba nguồn nước có khả năng thay thế nguồn nước tại điểm lấy nước của Nhà máy nước Tân Hiệp là nước ngầm, nước kênh đông và nước từ hồ Dầu Tiếng. Tuy nhiên, với mức độ khai thác quá lớn, không phù hợp công nghệ xử lý nước nên nguồn nước ngầm thay thế khó khả quan. Nguồn nước kênh đông hiện cũng bị khai thác quá tải cho nhu cầu của nông nghiệp, cấp nước. Nguồn nước còn lại là hồ Dầu Tiếng.
"Việc sử dụng nguồn nước hồ Dầu Tiếng phục vụ cấp nước phù hợp với điều chỉnh qui hoạch chung xây dựng TP.HCM và qui hoạch tổng thể cấp nước tại TP đến năm 2025" - thạc sĩ Chương cho biết.
Tiến sĩ Nguyễn Văn Quán, ĐH Tôn Đức Thắng, chưa đồng tình với việc dời điểm lấy nước lên hồ Dầu Tiếng. "Chẳng lẽ thấy sông Sài Gòn ô nhiễm không còn lấy nước được thì bỏ mặc để dời đến điểm khác. Nếu hồ Dầu Tiếng ô nhiễm sẽ dời đi đâu?" - tiến sĩ Quán đặt vấn đề rồi ông đề xuất "phải tìm cho ra những địa chỉ cụ thể gây ra ô nhiễm để xử lý triệt để”. Ông Quán cũng lưu ý các cơ quan chức năng phải làm quyết liệt, khẩn trương và nên cân nhắc giữa thành tích phát triển kinh tế và hậu quả của môi trường "đừng để khi nhìn lại mọi việc thì quá muộn".
Ông Nguyễn Hoàng đề xuất nên cắt sông Sài Gòn thành từng khúc để xác định những "đối tượng" gây ô nhiễm cụ thể mà xử lý.
GS.TS Lâm Minh Triết, chủ nhiệm đề tài nghiên cứu, cho biết việc triển khai đề tài chia làm hai giai đoạn. Hội thảo này chỉ cung cấp những thông tin điều tra bước đầu. Đến cuối tháng 8-2008 sẽ tổng kết quá trình điều tra, xác minh những nguồn gây ô nhiễm làm cơ sở triển khai các giải pháp trong giai đoạn hai. "Dù có thay đổi điểm lấy nước của Nhà máy nước Tân Hiệp thì mục tiêu chính của đề tài vẫn là kiểm soát được mức độ ô nhiễm trên sông Sài Gòn" - tiến sĩ Triết nhấn mạnh.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận