04/12/2024 12:00 GMT+7

Người trẻ có đang tiêu thụ nội dung ngắn quá mức nếu nhìn từ hiện tượng Lê Tuấn Khang

'Thế hệ gen Y, gen Z ngày nay quá dễ dãi. Chứ tôi 8X xem Lê Tuấn Khang thấy bình thường'; Khán thính giả quá dễ dãi, chỉ cần thấy ngộ ngộ lạ lạ là thích'... là bình luận độc giả gửi về Tuổi Trẻ Online.

Từ hiện tượng Lê Tuấn Khang, người trẻ có đang tiêu thụ nội dung ngắn quá mức? - Ảnh 1.

Tính đến 11h ngày 4-12, kênh TikTok của Lê Tuấn Khang có 11,4 triệu người theo dõi, video gần nhất thu về 357,5 triệu lượt xem - Ảnh: BTC

Từ điển Oxford công bố cụm từ đại diện cho năm 2024 là brain rot (thối não), phản ánh mối lo ngại về việc lướt mạng xã hội quá mức tác động đến tinh thần.

Thuật ngữ này nghĩa là sự suy giảm trạng thái tinh thần hoặc trí tuệ của một người, đặc biệt là do tiêu thụ quá mức các nội dung ngắn, tầm thường và thiếu tính thử thách. 

So với năm trước, tần suất sử dụng thuật ngữ này tăng vọt đến 230%.

Bài viết Lê Tuấn Khang chỉ đang diễn và khán giả trẻ quá dễ dãi? trên Tuổi Trẻ Online ngày 3-12 đang nhận nhiều sự quan tâm lẫn thảo luận lớn từ phía độc giả, cho thấy thực trạng này đang trở thành đề tài đáng suy ngẫm.

'Thế hệ gen Y, gen Z ngày nay quá dễ dãi'

Từng có một thời cuộc sống mạng của phần lớn người Việt Nam còn khá đơn giản như kết nối bạn bè trên Facebook, đăng hình trên Instagram và xem video ở trên YouTube...

Mãi cho đến một ngày, xuất hiện thành viên mới có tên là TikTok. Tuy không phải là nền tảng nội dung ngắn đầu tiên, nhưng TikTok đã tạo nên sự thay đổi sâu sắc trong hành vi con người.

Từ hiện tượng Lê Tuấn Khang, người trẻ có đang tiêu thụ nội dung ngắn quá mức? - Ảnh 2.

"Thối não" dùng để chỉ trạng thái mệt mỏi do ảnh hưởng của việc dopamine bị kích thích quá mức khi lướt mạng xã hội - Ảnh: REUTERS

Đồng tình với những độc giả Tâm Nhiên về việc thực trạng gu thẩm mỹ của giới trẻ hiện nay có phần dễ dãi với nội dung ngắn, bạn đọc Hoàng Lang bày tỏ: "Thế hệ gen Y, gen Z ngày nay quá dễ dãi. Chứ tôi 8X xem thấy bình thường, không có gì đặc sắc".

Bạn Ba Phi nói: "Phía sau đó là một chiến dịch quảng cáo của mạng xã hội. Giới trẻ cần học cách phát triển bản thân chứ đừng nhập tâm nhân vật trong các kênh này là hết giờ".

Độc giả Haitran viết: "Mình thấy bạn này diễn theo kiểu vui vui thôi chứ xem xong không đọng lại được gì, khán giả trẻ thật dễ dãi. Để xem bạn ấy đi được bao xa với lối diễn này". Còn bạn Long Dang nhận định: "Những nội dung nhảm nhí, tầm thường lại được dân mạng tung hô.

Điều này không chỉ tạo điều kiện cho một số cá nhân kiếm tiền mà còn khuyến khích một nhóm người noi theo, tiếp tục làm ra những điều tương tự. Thật tệ hại và nguy hiểm cho nhận thức. Xã hội bây giờ thật lạ".

Từ hiện tượng Lê Tuấn Khang, người trẻ có đang tiêu thụ nội dung ngắn quá mức? - Ảnh 3.

Nhiều người trẻ đang tiêu thụ quá nhiều nội dung ngắn hằng ngày - Ảnh: Gurwinder/The Prism

Theo tiến sĩ thần kinh Sanam Hafeez, thói quen tiêu thụ các video ngắn thực chất là một cuộc săn dopamine - chất dẫn truyền thần kinh. Mỗi lần xem một video yêu thích, não bộ sẽ nhận phần thưởng dopamine, mang lại cảm giác hưng phấn.

Cơ chế củng cố ngẫu nhiên càng làm tăng tính gây nghiện: vì không biết khi nào nội dung yêu thích sẽ xuất hiện, chúng ta càng xem nhiều video hơn để tăng cơ hội đạt cảm giác thỏa mãn.

'Lê Tuấn Khang để giải trí, sống mà khó tính quá cũng không vui đâu'

Tuy nhiên, có một số độc giả bênh vực người trẻ. Bạn đọc Vinh viết: Khán giá trẻ không hề dễ dãi, ngày nay đa số đều được học hành đầy đủ, có trình độ văn hóa, học vấn cao hơn các thế hệ trước.

Chính vì vậy trình độ nhận thức, chọn lọc thông tin của họ không thua kém thế hệ nào. Vì vậy không thể xem là họ thiếu nhận thức hay có gu giải trí hời hợt hơn các thế hệ trước.

Video dài chưa tới 5 phút thu gần 30 triệu lượt xem trên TikTok của Lê Tuấn Khang

Tại sao Lê Tuấn Khang được mến mộ? Giữa thời đại vật chất, con người ta sống thảo mai, bon chen với guồng quay cuộc sống chốn thành thị thì những hình ảnh miền quê yên bình với người dân thật thà chất phác trong video của Khang rõ là thu hút.

Và hơn hết là Khang "sạch", không chiêu trò ồn ào. Thử xem các người nổi tiếng khác lấy xì căng đan làm nổi tên tuổi xem có bị khán giả trẻ tẩy chay không, có còn kiếm tiền từ công chúng được nữa không mà bảo là khán giả trẻ dễ dãi?

Các thế hệ trước luôn cho rằng mình tỉnh táo, kinh nghiệm hơn, điều đó có thể đúng ở một số phương diện nào đó.

Có thể khi lớn tuổi cái gu giải trí sẽ khác đi, nhưng ai mà chưa từng có một thời trẻ tuổi, ai mà không thích cuộc sống bình yên thôn dã? Sống mà khó tính quá thì cũng không vui đâu".

Từ hiện tượng Lê Tuấn Khang, người trẻ có đang tiêu thụ nội dung ngắn quá mức? - Ảnh 4.
Từ hiện tượng Lê Tuấn Khang, người trẻ có đang tiêu thụ nội dung ngắn quá mức? - Ảnh 5.
Từ hiện tượng Lê Tuấn Khang, người trẻ có đang tiêu thụ nội dung ngắn quá mức? - Ảnh 6.
Từ hiện tượng Lê Tuấn Khang, người trẻ có đang tiêu thụ nội dung ngắn quá mức? - Ảnh 7.

Video của Lê Tuấn Khang xoay quanh cuộc sống miền quê giản dị, mộc mạc - Ảnh chụp màn hình

Bạn NHL viết: "Cơm áo gạo tiền đã đủ mệt rồi, cái người ta cần đôi khi nó đơn giản lắm, hài và văn minh là được.

Khang không làm được các clip chất lượng cao, nhưng so với xuất phát điểm và tài lực của bạn thì quá xứng đáng để rất nhiều dân chuyên phải học hỏi".

Độc giả than****@gmail.com cho rằng: "Tôi cũng thấy không có gì đặc biệt để gọi là hay.

Nhưng miễn sao mang lại niềm vui cho những người khác một cách đàng hoàng, sạch sẽ, cải thiện kinh tế gia đình, giúp đỡ những người xung quanh thì cũng ủng hộ em ấy".

Nhìn chung, việc xem nội dung ngắn không phải là điều tiêu cực, nhưng người trẻ cần học cách tiếp cận thông tin một cách cân bằng.

Tiêu thụ vừa đủ không chỉ giúp giải trí mà còn tránh được việc hình thành thói quen tư duy hời hợt, chỉ đánh giá vấn đề dựa trên bề nổi.

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, các clip của Lê Tuấn Khang ra sao?

Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.

Từ hiện tượng Lê Tuấn Khang, người trẻ có đang tiêu thụ nội dung ngắn quá mức? - Ảnh 1.Lê Tuấn Khang chỉ đang diễn và khán giả trẻ quá dễ dãi?

'Mình xin lỗi nhưng mình coi mà thấy nhạt quá. Có lẽ vì không phải là người miền Tây nên không hiểu được'; 'Cộng đồng mạng có làm quá không?'... là những bình luận độc giả gửi về Tuổi Trẻ Online.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên