Trong năm 2009, khi chính quyền các quốc gia ồ ạt mở các gói kích thích kinh tế, giá cổ phiếu thế giới tăng gần 50%, và các quỹ đầu tư thu hồi phần lớn số tiền đã mất trong năm 2008.
“Chúng ta đang chứng kiến những dấu hiệu rõ ràng của sự hồi phục, và ở một số khu vực là sự trở lại toàn vẹn của tỉ lệ giàu có và tăng trưởng của năm 2007” - chuyên gia Sallie Krawcheck, giám đốc quản lý tài sản của Ngân hàng Mỹ (Bank of America), bình luận.
Ở Bắc Mỹ, số lượng triệu phú USD tăng 17% và tổng tài sản tăng 19% lên 10.700 tỉ USD.
Hiện tại, số triệu phú USD ở châu Á đã lên đến 3 triệu người, lần đầu tiên ngang bằng với châu Âu nhờ tỉ lệ tăng trưởng kinh tế trung bình 4,5% của khu vực. Nhưng tổng tài sản của giới nhà giàu châu Á tăng 31% lên tới 9.700 tỉ USD, vượt qua mức 9.500 tỉ USD của châu Âu.
Báo cáo của Merrill Lynch/Capgemini cho biết Hong Kong và Ấn Độ dẫn đầu tăng trưởng tài sản ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Mỹ là nước có nhiều triệu phú nhất: 2,87 triệu người, sau đó là Nhật với 1,65 triệu người, Đức 861.000 người và Trung Quốc 477.000 người. Thụy Sĩ là nước có mật độ triệu phú cao nhất thế giới: cứ 1.000 người trưởng thành thì có 35 người là triệu phú.
Báo cáo của Merrill Lynch/Capgemini cho biết giới nhà giàu thế giới đầu tư trên diện rộng vào nhiều lĩnh vực, trong đó có chứng khoán và địa ốc. Tuy nhiên, phần lớn đổ tiền vào các khoản đầu tư an toàn.
Các chuyên gia của Merrill Lynch đánh giá khó khăn đối với các nhà môi giới trong thời gian tới là thuyết phục các nhà đầu tư bỏ tiền vào các khoản đầu tư mạo hiểm sinh lãi lớn. Nhưng báo cáo cũng cho biết giới nhà giàu hiện không tin tưởng nhiều vào các nhà cố vấn, môi giới nên thường chủ động quản lý các khoản đầu tư của mình.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận