Cloud đang ngày càng được ưa chuộng bởi việc cho phép người dùng truy cập dữ liệu và các tệp liên quan từ bất kỳ vị trí nào, với bất kỳ thiết bị nào tại mọi thời điểm nào, miễn là có kết nối Internet ổn định
Trong bối cảnh thế giới đang cuốn vào cuộc cách mạng 4.0 và Internet vạn vật (IoT), các dịch vụ đám mây (Cloud) là bước tiến hóa tất yếu.
Cho đến thời điểm hiện tại, dịch vụ Cloud đã được ứng dụng mạnh mẽ hơn bao giờ hết, trở thành một trong những động lực cho sự phát triển công nghệ thông tin, ảnh hưởng lớn đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội như giáo dục, công nghiệp…
Nguyên nhân đầu tiên khiến các dich vụ Cloud ngày càng được sử dụng rộng rãi đến từ việc tiết kiệm chi phí.
Với khả năng "dùng bao nhiêu trả bấy nhiêu" khiến Cloud trở thành một lựa chọn hấp dẫn, do dễ dự báo chi phí ban đầu và linh hoạt lựa chọn tùy theo nhu cầu trong tương lai của khách hàng.
Theo thống kê, 63% thường xuyên sử dụng máy tính, 48% thường xuyên sử dụng điện thoại thông minh, 21% sử dụng máy tính bảng và tỷ lệ sử dụng các công cụ di động để làm việc tăng lên hàng năm.
Vì vậy, nguyên nhân tiếp theo khiến Cloud đang ngày càng được ưa chuộng là việc cho phép người dùng truy cập dữ liệu và các tệp liên quan từ bất kỳ vị trí nào, với bất kỳ thiết bị nào tại mọi thời điểm nào, miễn là có kết nối Internet ổn định.
Ngoài ra, hệ thống Cloud còn cho phép người dùng dễ dàng đồng bộ hóa, sao lưu, chia sẻ dữ liệu một cách dễ dàng so với các dịch vụ sử dụng hạ tầng vật lý.
Một lợi thế đáng kể khác mà Cloud cung cấp là khả năng bảo mật dữ liệu được cải thiện. Lưu trữ dữ liệu truyền thống gặp nhiều vấn đề như lỗi, hỏng phần cứng, một số cuộc tấn công mạng như virus, phần mềm độc hại, hacker, chưa kể đến lỗi do con người hay mất điện cũng là những yếu tố có thể ảnh hưởng đến bảo mật dữ liệu.
Vì thế, dịch vụ Cloud ra đời nhằm giải quyết những vấn đề mà dịch vụ truyền thống gặp phải, tạo ra lợi thế về bảo mật dữ liệu với những công nghệ tiên tiến nhất hiện nay.
Môt dẫn chứng cho viêc bảo mật dữ liệu với Cloud đó là việc thời gian gần đây, nhiều trường hợp lộ clip nhậy cảm do hacker đã khai thác dữ liệu video từ các camera trôi nổi trên thị trường và lưu trữ dữ liệu offline thay vì lưu trữ dữ liệu "trên mây". Đó là lý do nhiều người đã bắt đầu sử dụng Cloud Camera thay vì camera giám sát truyền thống.
Điểm khác biệt của Cloud Camera so với các loại camera giám sát khác đó là thay vì lưu trữ hình ảnh tại các đầu ghi vật lý, dữ liệu hình ảnh từ Cloud Camera được lưu trữ trên Cloud, đảm bảo việc lưu trữ liên tục, an toàn, bảo mật và dễ dàng nâng cấp dung lượng lưu trữ theo nhu cầu.
Tiếp theo, khác với các loại camera giám sát khác, cần phải cấu hình, lắp đặt phức tạp, Cloud Camera đều sở hữu tính năng Plug&Play (cắm và chạy) giúp lắp đặt, kết nối nhanh và bất kì ai cũng có thể lắp đặt dễ dàng.
Một số đơn vị đã cung cấp dịch vụ Cloud Camera trên thị trường như Viettel, FPT... Như với dịch vụ Cloud Camera của FPT, sản phẩm được ra mắt thị trường vào năm 2019, ưu điểm chính của FPT Camera là mức độ ổn định về tín hiệu, chất lượng hình ảnh cao, cho phép kết nối đồng thời với nhiều thiết bị di động, sử dụng lưu trữ Cloud.
FPT Camera đang được nhiều người lựa chọn sử dụng
Chưa dừng lại ở đó, dịch vụ lưu trữ Cloud của FPT Camera có khả năng cho phép người dùng truy cập để xem trực tiếp, lưu trữ, xem lại dữ liệu chất lượng cao với độ phân giải Full HD.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận