Khoảng 1000 người biểu tình đã tụ tập tại quảng trường của chính phủ Brazil và sau đó tiến về những sân vận động World Cup để bày tỏ sự bức xúc của họ về các quyền lợi của người dân, việc cấp nhà cho người nghèo...
Sau khi cảnh sát bắn hơi cay, một số người da đỏ được nhìn thấy đã ném đá vào phía 500 cảnh sát bao quanh sân vận động. Những người biểu tình cũng tiếp tục chặn đường xung quanh quảng trường chính phủ, tòa nhà Quốc hội, dinh Tổng thống và Tòa án Tối cao.
Trước đó, khoảng 500 nhà lãnh đạo da đỏ đã trèo lên mái nhà Quốc hội. Họ sơn mặt truyền thống và mang lông, cung tên, trong một cuộc biểu tình cho biết họ là nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi của mình
Nhóm biểu tình này có sự tham gia của khoảng 100 bộ tộc từ khắp Brazil, bao gồm cả tộc trưởng Raoni của tộc Kayapo , một cụ ông đã 84 tuổi nổi tiếng với việc chiến đấu để bảo vệ các khu rừng nhiệt đới Amazon.
"Leo lên tòa nhà quốc hội là một hành động dũng cảm, nó cho thấy chúng ta đang chiến đấu để bảo vệ cho quyền lợi của chính mình", ông Tamalui Kuikuru, một nhà lãnh đạo bản địa ở vùng Xingu bang Mato Grosso nói với AFP.
Sau đó, những người da đỏ đã sớm leo xuống khỏi tòa nhà Quốc hội và tiếp tục gia nhập vào đoàn người biểu tình dọc theo đại lộ chính, nơi các bộ chính phủ của Brazil được đặt.
"World Cup dành cho ai? Không phải chúng tôi ! ", những người biểu tình hét vang. " Tôi không muốn World Cup, tôi muốn tiền cho y tế và giáo dục".
Theo nhận định, đây là một cuộc biểu tình đã có kế hoạch kỹ lưỡng từ trước. Những tháng gần đây những người da đỏ ở Brazil đã tổ chức hàng loạt cuộc biểu tình để phản đối và cáo buộc chính phủ Tổng thống Dilma Rousseff cố tình chậm chạp trong chuyện phân chia đất đai tổ tiên của họ và tạo ra các chính sách có lợi cho nền nông nghiệp quy mô lớn.
"Trước khi tổ chức World Cup, Brazil nên có suy nghĩ nghĩ về y tế, giáo dục và nhà ở" - Neguinho Truka, tộc trưởng tộc Truka ở phía bắc bang Pernambuco đeo chiếc mũ lông màu đỏ và xanh cho biết.
Năm ngoái khi Brazil tổ chức Confederations Cup, đã có những cuộc biểu tình với số lượng lên đến cả triệu người, diễn ra khắp các đường phố Brazil.
Kể từ đó các cuộc biểu tình dần chia nhỏ ra nhưng phát triển một cách triệt để hơn. Trong những tuần gần đây, các cuộc biểu tình chủ yếu được tổ chức bởi các công đoàn, các đảng cánh tả và các nhóm đấu tranh như Phong trào không có đất (MST) hay Phong trào Công nhân vô gia cư (MTST).
[box]
Ngân sách tổ chức World Cup 2014 bị mất cắp hết?!
Làn sóng phản đối World Cup 2014 ngày càng mạnh mẽ hơn khi một thành viên của ban tổ chức World Cup đã gây ra tranh cãi khi nói với những người biểu tình rằng ngân sách tổ chức giải đấu đã được chi tiêu hết hoặc bị đánh cắp.
Người phát ngôn này là Joana Havelange, con gái của cựu giám đốc LĐBĐ Brazil (CBF), Ricardo Teixeira. Bà nói: "Tôi muốn World Cup có thể diễn ra. Tôi sẽ không chiến đấu chống lại nó, tuy nhiên một số lượng lớn ngân sách đã bị chi tiêu hết hoặc bị đánh cắp".
"Nếu thật sự cần thiết để phản đối, đáng lý mọi người nên làm như vậy sớm hơn. Tôi muốn mọi người thể hiện sự thân thiện với những người nước ngoài, để họ nhìn thấy một Brazil đẹp. Tôi sẽ thể hiện sự phản đối với việc tổ chức World Cup trong cuộc bầu cử (tháng 10 sắp tới). Hơn nữa, phá hủy những gì chúng ta đang có sẽ chẳng mang lại những điều tốt đẹp cho ngày mai đâu".
Những lời phát ngôn gây tranh cãi này đã khiến những người biểu tình càng trở nên giận dữ hơn.
[/box]
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận