Sau nữa là đoàn 100 con Lạc, cháu Hồng rước cờ Hội, đoàn nhạc lễ và đoàn rước kiệu uy linh tạo nên màu sắc rực rỡ. Dòng người hàng nối hàng, dài tưởng chừng như bất tận, lòng thành kính hướng về đỉnh Nghĩa Lĩnh.
![]() |
Đoàn hành lễ rước lễ vật lên đền Thượng |
Trong khí thiêng sông núi và tiếng trống đồng âm vang, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ Nguyễn Doãn Khánh - Chủ lễ Lễ giỗ Tổ Hùng Vương năm 2008 đọc văn tế.
Với lòng thành kính, tri ân công đức các vua Hùng, trống rền vang cẩn cáo tổ tiên, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng, các Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Vĩnh Trọng, Nguyễn Thiện Nhân và các đại biểu Trung ương, đại biểu tỉnh Phú Thọ đại diện cho triệu triệu “con Lạc cháu Hồng” đã vào Đền Thượng, Lăng Hùng Vương dâng hoa, lễ vật, thắp hương tưởng niệm các Vua Hùng.
![]() |
![]() |
Con cháu Lạc Hồng hành hương về đất Tổ |
![]() |
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ Nguyễn Doãn Khánh thay mặt triệu triệu con dân Lạc Việt dâng hương kính cáo tổ tiên. |
![]() |
Gói bánh chưng, bánh giầy dâng lên các vua Hùng |
![]() |
Lễ vật của nhân dân TP.HCM dâng lên các vua Hùng |
* Tại TP.HCM, hàng ngàn người dân thành phố đã tề tựu về dâng hương, dự lễ giỗ Tổ ở đền Hùng tại Thảo Cầm Viên.
![]() |
Hàng ngàn người dân thành phố về Đền Hùng (Thảo Cầm Viên) để dâng hương, tưởng nhớ các vua Hùng. Ảnh: TẤN KHÔI |
Kể từ năm ngoái, ngày giỗ Tổ mùng 10 - 3 người lao động được nghỉ lễ nên quốc lễ được nhiều người tham gia. Bác Nguyễn Văn Tấn (quê ở Phú Thọ) vào Sài Gòn sống hơn 40 năm chia sẻ: “Năm nay bác không về quê dự ngày giỗ Tổ được vì sức khỏe không tốt nên bác đến đền Hùng ở Thảo Cầm Viên thật sớm để dâng hương lên các vị vua Hùng".
![]() |
![]() |
Nghi thức rước lễ vào đền vua Hùng tại Thảo Cầm Viên (TP.HCM) - Ảnh: HOÀNG THẠCH VÂN |
![]() |
Đông đảo các em thiếu nhi tham gia trò chơi 'Đập trống" trong ngày Giỗ tổ Hùng Vương diễn ra tại Thảo Cầm Viên (TP.HCM) - Ảnh: MINH ĐỨC |
![]() |
Biểu diễn cờ người võ thuật thu hút rất đông người xem trong ngày Giỗ tỗ Hùng Vương tại Thảo Cầm Viên (TP.HCM) - Ảnh: MINH ĐỨC |
Nhân ngày giỗ Tổ, ở Thảo Cầm Viên cũng diễn ra hội trại về nguồn dành cho những bạn trẻ đến từ nhiều đơn vị trong thành phố…
Trong khi đó, tại Khu du lịch Suối Tiên sáng nay 15-4 cũng đã long trọng tổ chức lễ giỗ Quốc tổ Hùng Vương với nhiều hoạt động lớn thu hút đông đảo người dân TP.HCM.
Lễ rước kiệu “Quốc tổ vi hành miền đất tứ linh”, lễ dâng hương và lễ cung tiến lễ vật là 4.000 chiếc bánh chưng xanh đã mở đầu phần lễ. Đại diện của 25 dân tộc anh em cùng hơn 5.000 đại biểu thuộc đủ các tầng lớp người dân đã nô nức đổ về Suối Tiên cùng thành kính dâng nén hương lòng trong ngày Quốc giỗ.
Một loạt các hoạt động văn hóa dân gian, biểu diễn lân - sư - rồng đã tưng bừng diễn ra trong phần hội, có sự tham gia của 10.000 sinh viên trong hội trại truyền thống Về nguồn. Các chương trình ca múa nhạc dân tộc với chủ đề Dòng máu Lạc Hồng, sân khấu hóa truyền thuyết Sơn Tinh -Thủy Tinh cùng nhiều trò chơi dân gian sôi động sẽ diễn ra trong suốt ngày lễ hội.
![]() |
Lễ rước kiệu “Quốc tổ vi hành miền đất tứ linh” |
![]() |
Hương hoa, lễ vật đã chuẩn bị sẵn sàng cho lễ dâng hương |
![]() |
Lễ dâng hương Quốc tổ |
![]() |
Thành kính dâng hương Quốc tổ Hùng Vương |
![]() |
Lễ cung tiến lễ vật 4.000 chiếc bánh chưng xanh và bánh giầy |
![]() |
Đông đảo người dân TP.HCM tề tựu về Khu du lịch Suối Tiên trong ngày Quốc giỗ |
![]() |
Chương trình ca múa nhạc dân tộc với chủ đề "Dòng máu Lạc Hồng" |
![]() |
Một tiết mục múa trong phần hội tại Lễ Quốc giỗ Hùng Vương ở Suối Tiên |
![]() |
Đại diện 25 dân tộc anh em tham gia tiết mục ở phần hội của lễ giỗ tại Suối Tiên |
......................................................
Nghe đọc nội dung toàn bài: |
Bào thai đó là núi sông, đất trời không thể chia cắt của chúng ta, là văn hóa vật chất, tinh thần và tâm linh gắn kết tất cả chúng ta làm một. Chúng ta là một trong tình yêu da diết đối với quê hương xứ sở, là một trong sự sẵn sàng dâng hiến cho sự toàn vẹn của đất nước, cho độc lập và tự do của đồng bào.
"Dù ai đi ngược về xuôiNhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng baKhắp miền truyền mãi câu caNước non vẫn nước non nhà ngàn năm".
Hôm nay chính là ngày giỗ Tổ. Ít có ngày lễ tâm linh nào sẽ được kỷ niệm rộng rãi như ngày hôm nay.
Hiện nay, trong cả nước có trên 1.400 địa điểm, di tích, kiến trúc thờ cúng các vua Hùng. Và hôm nay hàng triệu người Việt sẽ hành lễ để tưởng nhớ đến tổ tiên. Tưởng nhớ các vua Hùng, chúng ta ghi lòng tạc dạ về việc phải đấu tranh không khoan nhượng vì sự toàn vẹn của đất nước. Giang sơn gấm vóc mà các vua Hùng để lại là thiêng liêng và bất khả xâm phạm. Tưởng nhớ các vua Hùng, chúng ta nhận thức sâu sắc về sự cần thiết phải đoàn kết, gắn bó, hòa giải dân tộc. Dù ở bất kỳ nơi đâu chúng ta đều là con cháu của các vua Hùng; chúng ta đều mang cùng dòng máu, cùng nguồn mạch tâm linh. Tưởng nhớ các vua Hùng, chúng ta thấu hiểu rằng cần phải làm được nhiều hơn cho đất nước.
Cho dù là con cháu của Tiên Rồng, nhưng chúng ta vẫn chưa biến được đất nước thành xứ sở của Tiên Rồng. Đất nước ta vẫn còn nghèo khó; cách sống, cách tổ chức công việc vẫn chưa hơn được xứ người.
Cuộc sống của con cháu các vua Hùng trong những ngày lạm phát tăng cao, dịch bệnh tràn lan hiện nay đúng là khó khăn trăm mối. Nhưng chúng ta rồi sẽ vượt qua, nếu tập hợp được hết sức mạnh của con dân nước Việt, không ai bị gạt ra ngoài lề con đường đi tới ấm no, hạnh phúc.
![]() |
Chiếc bánh chưng khổng lồ đã được đặt trong nhà bạt khu vực trung tâm lễ hội - Ảnh: Quốc Hội |
Nghe đọc nội dung toàn bài: |
Chiếc bánh chưng có kích thước 1,8mx1,8m, nặng 2 tấn và chiếc bánh giầy kích thước 1,8m, trọng lượng 1 tấn do công viên văn hóa Đầm Sen thực hiện, trị giá khoảng 100 triệu đồng đã được cần cẩu đưa xuống và đặt trong nhà bạt khu vực trung tâm lễ hội.
Được 30 người thợ thay nhau làm, chiếc bánh chưng được đun chín sau 60 giờ, với nguyên liệu gồm: 900kg gạo nếp, 300kg đỗ, 200kg thịt và 300 tàu lá chuối; chiếc bánh giầy được làm từ 600kg gạo nếp. Xuất phát từ ngày 11-4, sau hai ngày ba đêm, hai lễ vật đặc biệt này của nhân dân TP.HCM đã đến đền Hùng.
Ông Nguyễn Tiến Khôi - giám đốc khu di tích lịch sử đền Hùng, phó ban tổ chức giỗ Tổ Hùng Vương năm 2008 tỉnh Phú Thọ - cho biết: "Vào ngày giỗ tổ 10-3 âm lịch, hai chiếc bánh chưng, bánh giầy khổng lồ sau khi được dâng lễ lên các vua Hùng sẽ được cắt ra chia đều cho khách hành hương về dự lễ hội".
* Ngày 14-4, đoàn kiều bào đã về đền Hùng để hôm nay 15-4 tham dự quốc giỗ vua Hùng và dâng hương tưởng niệm. Đây là hoạt động thường niên có ý nghĩa quan trọng với kiều bào ở xa Tổ quốc nhưng luôn hướng về cội nguồn dân tộc. Sau khi dự quốc giỗ, đoàn kiều bào sẽ trao tiền hỗ trợ nhân đạo cho UBND tỉnh Phú Thọ.
Tối 14-4, tại tỉnh Phú Thọ đã diễn ra chương trình biểu diễn nghệ thuật chào mừng giỗ Tổ Hùng Vương của Đoàn nghệ thuật tỉnh Hwaseong (Hàn Quốc). Đây là năm thứ hai đoàn có buổi giao lưu văn hóa - nghệ thuật tại Phú Thọ trong dịp quốc giỗ theo lời mời của UBND tỉnh Phú Thọ. Lúc 21g cùng ngày, tại Việt Trì, UBND tỉnh Phú Thọ đã tổ chức bắn pháo hoa tầm thấp tại khách sạn Sông Lô. Màn bắn pháo hoa diễn ra trong khoảng 15 phút đã thu hút đông đảo người dân Phú Thọ và các vùng lân cận đến thưởng thức.
* Sáng 15-4, tại khu du lịch văn hóa Suối Tiên (quận 9, TP.HCM), lễ giỗ Tổ Hùng Vương diễn ra long trọng với nhiều hoạt động lễ hội đặc sắc như lễ rước kiệu "Quốc tổ vi hành miền đất tứ linh" với trên 1.000 người đại diện các dân tộc anh em tham gia cùng hơn 5.000 đại biểu các tầng lớp nhân dân của TP.HCM tham dự.
* Trong hai ngày 9 và 10-3 âm lịch, trên địa bàn TP Đà Nẵng tổ chức nhiều hoạt động văn hóa văn nghệ kỷ niệm ngày giỗ Tổ Hùng Vương.
* Tất cả xã, phường ở Đà Lạt (Lâm Đồng) đều tổ chức lễ hội dâng hương nhân dịp giỗ Tổ Hùng Vương vào ngày 10-3 âm lịch.
* Chiều tối 14-4, tại đại lộ Hùng Vương, TP Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang đã tổ chức lễ hội giỗ Tổ Hùng Vương. Đây là lần đầu tiên tỉnh Tiền Giang tổ chức lễ hội giỗ Tổ Hùng Vương. Kết thúc lễ hội, một chương trình sân khấu hóa hoành tráng đã được dàn dựng theo "Truyền thuyết Lạc Long Quân - Âu Cơ”.
* Năm nay, các địa phương ở TP Cần Thơ tổ chức lễ hội giỗ Tổ Hùng Vương vào hai ngày 14 và 15-4. Ngoài lễ chính diễn ra tại Bảo tàng TP Cần Thơ, đình Bình Thủy (quận Bình Thủy) và đình Thới An (quận Ô-Môn), TP còn bố trí thêm một điểm lễ hội giỗ Tổ Hùng Vương tại đình Thuận Hưng (huyện Thốt Nốt).
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận