05/09/2006 15:36 GMT+7

Ngủ dậy thường hay đau hai bên vai, bệnh gì?

BS NGUYỄN ĐÌNH SANG Chuyên khoa bác sĩ gia đình, TT Y tế quận I
BS NGUYỄN ĐÌNH SANG Chuyên khoa bác sĩ gia đình, TT Y tế quận I

TTO - Ngày nào cũng vậy, em ngủ dậy thường hay bị đau hai bên vai. Đau nhiều. Thỉnh thoảng ngồi làm cũng vậy. Cũng hay đau. Người cảm thấy uể oải, không muốn làm việc. Cho em hỏi đó là triệu chứng của bệnh gì và phải điều trị như thế nào cho hết?

vWvkT3oq.jpgPhóng to
TTO - Ngày nào cũng vậy, em ngủ dậy thường hay bị đau hai bên vai. Đau nhiều. Thỉnh thoảng ngồi làm cũng vậy. Cũng hay đau. Người cảm thấy uể oải, không muốn làm việc. Cho em hỏi đó là triệu chứng của bệnh gì và phải điều trị như thế nào cho hết?

Nhân tiện cũng cho em hỏi thêm: Hai bên gò má của em bị thâm, nổi giống như là nám vậy nhưng không nổi ở bề ngoài mà ẩn bên trong. Em không biết đó có phải là nám không? Vì từ nhỏ đến giờ em chưa sử dụng mỹ phẩm. Làm sao để hết? Xin cảm ơn. (Gia Khang, co_i..od@yahoo.com)

- Bạn Gia Khang thân mến! Các nguyên nhân thường gặp của đau vai là:

- Đau vai do gân - cơ vùng vai bị tổn thương, căng thẳng quá mức và kéo dài do ngồi làm việc không đúng tư thế, bàn ghế không đúng kích cỡ hoặc tư thế nằm ngủ không thoải mái gây chèn ép vai... Đây là nguyên nhân thường gặp nhất.

- Đau vai do viêm bao hoạt dịch (là một bao chung quanh khớp vai chứa chất dịch có tác dụng bôi trơn khớp vai khi vận động).

- Đau vai do viêm các sợi gân của các cơ bám vào khớp vai.

- Ngoài ra đau vai còn có thể do bệnh gout, viêm khớp nhiễm trùng, viêm khớp dạng thấp, bệnh của hệ thần kinh, mạch máu, ung thư v.v...

Do đó bạn nên đến các cơ sở y tế để các bác sĩ khám và cho làm các xét nghiệm như chụp X quang khớp vai, xét nghiệm máu... từ đó mới điều trị chính xác được.

Tạm thời bạn có thể áp dụng các phương pháp điều trị đơn giản như:

- Không mang vác nặng quá sức.

- Bàn ghế ngồi làm việc phải thoải mái và vừa vặn với khổ người, không cao quá cũng không thấp quá.

- Xoa bóp, chườm nóng vùng vai.

- Tập vật lý trị liệu.

- Nếu đau nhiều có thể uống thuốc giảm đau như: Diclofenac, Ibuprofene (tránh dùng khi bị đau dạ dày), Paracetamol...

Về vấn đề nám da có nhiều nguyên nhân như: do hậu quả của mụn trứng cá, do viêm da dị ứng, do rối loạn nội tiết, do ánh nắng mặt trời... nhưng hầu hết hiện nay đều không tìm ra nguyên nhân gây nám da.

Hiện thời y học chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nám da. Điều trị chủ yếu hiện nay là chích vitamine C, các loại vitamine nhóm B, PP, ăn nhiều rau quả tươi, uống nhiều nước, tránh dùng các chất kích thích như trà, cà phê, thuốc lá, không thức khuya, làm việc và nghỉ ngơi điều độ, có cuộc sống thoải mái về tinh thần... Ngoài ra, còn có thể bôi lên da bị nám các thuốc bôi có chứa hydroquinone dưới sự hướng dẫn và theo dõi của bác sĩ.

Việc điều trị nám da rất lâu dài và kết quả thường hạn chế nên bạn phải kiên trì và nhẫn nại, nhất là phải luôn lạc quan, tin tưởng thì kết quả mới khả quan.

Bạn có những thắc mắc về sức khỏe của mình mà không biết hỏi ai. Bạn cần được tư vấn cho những thắc mắc về sức khỏe của mình, của người thân... Phòng mạch Online của Tuổi Trẻ Online sẽ giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe. Mọi thắc mắc về sức khỏe xin gửi về địa chỉ email: tto@tuoitre.com.vn

Để chính xác về nội dung, vấn đề cần hỏi, xin bạn đọc vui lòng gõ có dấu (font chữ unicode). Xin chân thành cảm ơn!

BS NGUYỄN ĐÌNH SANG Chuyên khoa bác sĩ gia đình, TT Y tế quận I
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên