Chui vào túi nilông để... qua suối Kinh ngạc video clip chui vào túi nilông để... qua suối Rơi nước mắt với clip chui vào túi nilông để... qua suối
Phóng to |
Ảnh từ clip “Chui vào túi nilông để... qua suối” |
* Ông Lò Văn Khan (chủ tịch UBND xã Nà Hỳ):
Mong cầu xây nhanh cho dân bản được nhờ
Có cây cầu không chỉ các thầy cô và học sinh vui mừng đâu, đồng bào các bản Lai Khoang, Sam Lang đều vui sướng. Nạm Pồ là huyện mới chia tách nên còn nghèo lắm, đường vào huyện còn khó khăn huống chi đường vào bản. Lâu nay, chúng tôi chẳng biết đến khi nào mới có cầu cho dân qua suối, không ngờ báo Tuổi Trẻ lại viết bài và có sự giúp đỡ nhanh như thế.
Liệu mùa lũ này bà con Nà Hỳ được qua suối mà không phải sợ nữa không? Tôi mong sao cầu xây nhanh cho dân bản được nhờ.
Cô giáo Tòng Thị Minh (ảnh trái) - tác giả clip “Chui vào túi nilông để... qua suối” gây xôn xao dư luận |
* Thiếu tá Phùng Công Quý(đồn trưởng đồn biên phòng Nà Hỳ):
Có cầu sẽ làm tốt hơn việc bảo vệ biên giới
Có cây cầu, dân bản, thầy cô, các em học sinh được nhờ và bộ đội biên phòng cũng sẽ làm tốt hơn nhiệm vụ bảo vệ biên giới. Từ trước đến nay, mùa lũ đến là địa bàn bị chia cắt, vì nhiệm vụ, anh em chiến sĩ đồn Nà Hỳ phải bám dân, bám bản, bám đường biên nhưng thật sự ảnh hưởng rất nhiều đến công tác của chúng tôi. Nếu có cầu thì việc bám bản, nhất là các bản sát đường biên như Sam Lang, sẽ thuận lợi hơn. Có cầu, lòng dân biên giới sẽ an vui, vì thế công tác vận động quần chúng của bộ đội biên phòng chắc chắn sẽ tốt hơn, khiến thế trận lòng dân trên tuyến đường biên vững vàng hơn.
* Anh Vừ A Bằng(bí thư Tỉnh đoàn Điện Biên):
Bản làng ở Điện Biên cần hàng chục cây cầu treo
Chúng tôi vừa mừng vừa lo. Mừng vì đây là niềm mong mỏi bấy lâu của bà con dân bản ở Nà Hỳ, còn lo vì như các anh thấy đấy: Để xây ngôi trường ở Sam Lang, chúng ta đã mất hơn ba tháng cho việc vận chuyển vật liệu, vậy thì xây một cây cầu việc vận chuyển vật liệu vào đây còn gian nan gấp bội. Tuy nhiên, không có việc gì khó, nếu quyết tâm giúp bà con không phải đánh cược sinh mạng khi qua suối vào mùa lũ, các đoàn viên thanh niên Điện Biên sẽ nỗ lực để góp phần xây dựng cây cầu ở Sam Lang.
Nhân đây, tôi cũng thông tin là bản làng ở tỉnh Điện Biên chúng tôi đang cần hàng chục cây cầu treo thế này. Bao giờ mới xây cho đủ được?
Ông Lê Văn Quý(giám đốc Sở GD-ĐT Điện Biên): “Làm sao có thể làm hết từng đấy cây cầu?” Điện Biên là tỉnh miền núi, biên giới khó khăn, dân cư sống phân tán thưa thớt. Muốn huy động học sinh đến trường thì phải mở các lớp học tại các bản. Việc huy động học sinh đến lớp đã khó, nhưng việc giữ học sinh gắn bó với lớp còn khó khăn hơn nhiều nên hằng ngày có những thầy cô giáo lặn lội cả 3-4 giờ để từ trường trung tâm lên với các lớp cắm bản. Đường sá đi lại cực kỳ khó khăn, các bản cách trung tâm thường chỉ 10-15km nhưng thầy cô phải mất 3-4 giờ đi đường. Việc qua suối bằng tời, hay thổi khí vào túi nilông rồi ngồi vào túi cho người khác kéo qua suối là quá nguy hiểm nhưng giáo viên chúng tôi không còn cách nào khác... Có khi để đến một điểm trường, giáo viên phải qua 2-3 cái ngầm, thậm chí 4-5 đoạn suối. Vậy làm sao có thể làm hết từng đấy cây cầu? |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận