Thứ 5, ngày 25 tháng 2 năm 2021
Nghệ sĩ ứng cử đại biểu Quốc hội: nhìn từ trường hợp Hồng Ánh
TTO - Trước ca sĩ Mai Khôi, nữ diễn viên điện ảnh Hồng Ánh từng ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIII (đơn vị bầu cử số 2, TP.HCM) vào năm 2011 với quan điểm chống tham nhũng.
![]() |
Diễn viên Hồng Ánh. Ảnh tư liệu. |
Một trong những nghệ sĩ có tiếng từng ứng cử đại biểu Quốc hội được dư luận quan tâm là nữ diễn viên điện ảnh Hồng Ánh - ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIII (đơn vị bầu cử số 2, TP.HCM), năm 2011.
Lúc bấy giờ, Hồng Ánh bày tỏ quan điểm chống tham nhũng của mình khi trình bày chương trình hành động trước cử tri Q.7, huyện Nhà Bè, Cần Giờ.
Hồng Ánh cho rằng tham nhũng “là điều tôi cảm thấy bức xúc nhất!”.
“Tiếp xúc với cử tri, tôi nhận ra đó cũng là bức xúc chung của họ và hiểu thêm được rằng chính tham nhũng đã kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế, làm mất đi lòng tin của người dân vào các cơ quan hành pháp, khiến nguồn lực của xã hội không được đầu tư đúng chỗ”, Hồng Ánh trả lời Tuổi Trẻ vào tháng 9-2011.
Khi đó Hồng Ánh cho biết “Nếu trở thành đại biểu Quốc hội, tôi sẽ sử dụng quyền chất vấn, giám sát của mình đối với các dự án đó, đặc biệt không chấp nhận chống tham nhũng theo kiểu “đóng cửa bảo nhau” hoặc chỉ “xử lý nội bộ”.
Hình dung được những khó khăn, áp lực trong vai trò của một đại biểu dân cử, Hồng Ánh cho hay “Áp lực đó là phải làm thế nào để nói được tiếng nói của cử tri và làm được điều mà cử tri kỳ vọng”.
Nữ diễn viên Đời cát cũng bày tỏ rằng “Tôi là người làm nghệ thuật nên không có sự ràng buộc với những nhóm lợi ích, những quyền lực nào khác cũng như không có áp lực phải “giữ ghế” nên trong trường hợp xấu nhất không thể làm được điều cử tri mong đợi thì tôi sẵn sàng từ chức trước khi hết nhiệm kỳ để bảo vệ quan điểm chứ không chấp nhận “dĩ hòa vi quý”!”.
Về sau này không trúng cử, Hồng Ánh chia sẻ với Tuổi Trẻ rằng:
“Trải nghiệm của tôi trong quá trình tham gia ứng cử đại biểu Quốc hội là rất quý báu. Trong một khoảng thời gian tương đối ngắn, tôi được tiếp xúc rất nhiều người dân lao động bình thường, có điều kiện lắng nghe những câu chuyện đời sống thường nhật.
Có rất nhiều điều có thể suy ngẫm về những câu chuyện ấy, nên chuyện trúng cử với mình không quan trọng.
Cái quan trọng là ở cương vị hiện nay mình có thể đóng góp được gì cho xã hội. Tôi đã dành nhiều thời gian và sức lực của mình để hỗ trợ các bạn trẻ làm phim - cũng là một trong những lời hứa của tôi khi tiếp xúc với cử tri - là đem đến cho họ nhiều hơn những bộ phim hay của điện ảnh Việt Nam”.
Khi được hỏi "những câu chuyện" đáng để suy ngẫm là gì sau đợt ứng cử không thành, Hồng Ánh đáp:
“Đọng lại trong tôi hơn cả không phải là lời nói mà là hình ảnh. Người dân mình còn nghèo quá. Tôi nhìn thấy điều đó trong cách họ ăn mặc, trong hình dáng của họ, cả cách họ nói về câu chuyện của mình hầu như đều xung quanh cái nghèo khó.
Tôi thấy rõ hơn một điều mà chúng ta đã nói rất nhiều năm về trước: khoảng cách giữa thành thị và nông thôn của đất nước chúng ta còn xa.
Thú thật, đã có lúc tôi nghĩ có lẽ chỉ cần tìm cách để người giàu chia sớt 1% sự giàu có của họ cho người dân nghèo ở một xã đảo, hay một ấp nghèo nơi tôi đã đến, chắc cuộc đời những người dân nghèo đó đều có cơ hội sang trang...”. (Tuổi Trẻ 27-4-2014).
-
TTO - 117.600 liều vắc xin ngừa COVID-19 đầu tiên đã về đến Việt Nam vào ngày 24-2. Đây là sự kiện đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát, qua đó mở ra cơ hội 'phủ sóng' vắc xin ngừa COVID-19 trong toàn dân.
-
TTO - Từ hôm nay, Tuổi Trẻ phát động chương trình "Cùng Tuổi Trẻ góp vắcxin COVID-19" để tạo thêm nguồn lực tài chính trang trải cho chi phí về vắcxin và tiến tới bảo đảm đủ vắcxin để phòng chống dịch bệnh lâu dài cho toàn dân.
-
TTO - Ngành y tế đề nghị cần sớm xã hội hóa vắc xin để mở rộng việc tiếp cận vắc xin của người dân. Ngoài ra, chiến lược “vắc xin + 5K” cần được thực hiện hiệu quả, không vì có vắc xin mà chủ quan, phải có thứ tự ưu tiên.
-
TTO - Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ ký một sắc lệnh hành pháp ngay trong tháng 2 này, trong đó yêu cầu xây dựng một chuỗi cung ứng công nghệ mới 'không có Trung Quốc' bằng cách bắt tay với nhiều nước khác.
-
TTO - Phổi thủng như tổ ong, thở như cá mắc cạn, cơ thể cắm đầy thiết bị xâm nhập... là nỗi thống khổ mà hàng triệu bệnh nhân COVID-19 trải qua trước khi trút hơi thở cuối cùng, theo lời kể của bác sĩ.
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận
Xem thêm bình luận