Thứ 6, ngày 16 tháng 4 năm 2021
Nghệ sĩ kiểu công chức, quản lý kiểu bao cấp đã lỗi thời
TT - Xung quanh chuyện 12 nghệ sĩ xiếc Làng tôi xin nghỉ việc vì "không thích ăn bám, muốn được làm nghệ thuật một cách nghiêm túc...", chúng tôi có cuộc trò chuyện ngắn với đạo diễn Nhất Lý.
![]() |
Xiếc Làng tôi. Ảnh tư liệu. |
Đạo diễn Nhất Lý là một trong ba đạo diễn của vở xiếc Làng tôi. Ông nói về câu chuyện các nghệ sĩ xin nghỉ việc:
- Nghệ sĩ theo kiểu công chức, quản lý nghệ thuật như thời bao cấp đã quá lỗi thời. Nhà nước đã thấu hiểu và có những chính sách thay đổi.
Nhưng cũng phải nhìn nhận trong bối cảnh nạn chạy chọt để được làm công chức vẫn còn thì tôi thấy vui với việc các nghệ sĩ xiếc Làng tôi dám có quyết định không dễ vượt qua là xin ra khỏi biên chế.
Dù không thể so sánh với quyết định cổ phần hóa các tổng công ty của Nhà nước, việc xã hội hóa các hoạt động nghệ thuật mà theo tôi, ta có thể hiểu là sự nới lỏng quản lý của Nhà nước về các hoạt động văn hóa nghệ thuật là điều làm cho tôi, một nghệ sĩ độc lập, nhìn thấy tương lai của mình sáng sủa hơn một chút.
Trái lại, việc này lại đang vấp phải sức ỳ của mấy chục năm cơ chế xin cho và của thói quen làm nghệ thuật theo định hướng.
* Theo ông, nhìn ở góc độ khách quan thì vì sao lại xảy ra điều đó với một chương trình xiếc được đánh giá cao như Làng tôi?
- Năm 2005, dự án Làng tôi được khởi xướng bởi các nghệ sĩ Việt kiều của Hội đoàn Art-Ensemble từ châu Âu về, đặt vấn đề kết hợp với Liên đoàn Xiếc Việt Nam (LĐXVN) và Trường trung học Xiếc Việt Nam về việc xây dựng một chương trình thử nghiệm nghệ thuật xiếc mới trên tinh thần chia sẻ phi lợi nhuận.
Đến năm 2008, khi dự án được phát triển theo chiều hướng khai thác kinh doanh thì có ba hợp đồng kinh tế được ký kết: hợp đồng đầu tư và khai thác giữa LĐXVN và Interat SA của Thụy Sĩ, hợp đồng sản xuất chương trình giữa Interat SA và Công ty TNHH Sân Khấu Việt và hợp đồng độc quyền khai thác tác phẩm giữa Interat SA với nhóm tác giả.
Đến năm 2012, các hợp đồng đều được kết thúc tốt đẹp với những thành công về mọi mặt trong các đợt lưu diễn quốc tế.
Tuy nhiên, việc tổ chức biểu diễn thường xuyên Làng tôi tại Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn. Từ năm 2012, nhóm tác giả và LĐXVN cùng nhau nỗ lực tiếp cận với nhiều đối tác có tiềm năng khai thác, nhưng mãi đến năm 2015 Làng tôi mới được Công ty Làng Phố Entertainment ký hợp đồng khai thác trong hai đợt, mỗi đợt hai tháng để thay thế chương trình "À ố show" tại TP.HCM.
Điều này cải thiện đáng kể tình hình của Làng tôi và đời sống của các nghệ sĩ. Cuối năm 2015, lẽ ra một hợp đồng ba tháng được ký kết nhưng đến giờ phút chót, 10 ngày trước khi Làng tôi vào TP.HCM, hợp đồng không được LĐXVN ký và theo tôi, đó là giọt nước làm tràn ly sự cố gắng ở lại LĐXVN của các nghệ sĩ vì mọi người đều trông chờ vào hợp đồng này.
Tôi cũng có gặp anh Vũ Ngoạn Hợp, nguyên giám đốc LĐXVN, và cả hai anh em chúng tôi đều không hiểu tại sao LĐXVN không ký kết một bản hợp đồng mà mọi người đều có lợi, tạo điều kiện cho một chương trình được đánh giá cao như bạn nói có thêm cơ hội để tồn tại và phát triển?
-
TTO - Kết quả cuộc khảo sát do Bộ Y tế thực hiện trong đợt kiểm tra bệnh viện tại Bệnh viện Bạch Mai đầu tháng 4 này cho thấy nhiều chỉ số khá bất ngờ của y bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai.
-
TTO - Danh sách chính thức người ứng cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) được các cơ quan trung ương giới thiệu, khối Đảng có 11 thành viên, khối Chính phủ 15 và khối quân đội 12 người...
-
TTO - Bùi Tuấn Khanh (32 tuổi, ngụ tỉnh Bình Thuận) và anh Trịnh Hoàng Hiếu là bạn thân thiết. Trong một lần chở bạn về, chiếc xe của Khanh và Hiếu gặp tai nạn. Hiếu ra đi mãi mãi, còn Khanh bị thương và đối diện với án tù, bỏ lại vợ con, mẹ già.
-
TTO - Sau khi nhận đơn hàng, tài xế Grab không liên lạc được với cả người nhận và người gửi. Số hàng trên được xác nhận là 2 túi nilông chứa 1.003 viên nén màu tím.
-
TTO - Những ngày gần đây TP.HCM và các tỉnh miền Nam thường xuất hiện mưa đêm kéo dài đến sáng kèm dông sét, gây ngập một số nơi.
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận
Xem thêm bình luận