08/03/2017 14:00 GMT+7

​Ngày Khí tượng thế giới 2017: Hiểu biết về mây 2 8

Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường
Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường

Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) cho biết chủ đề Ngày Khí tượng Thế giới năm nay (23-3) được chọn là “Hiểu biết về mây”.

Trong thông điệp gửi tới các quốc gia thành viên, GS. Petteri Taalas, Tổng Thư ký WMO nhấn mạnh, “Hiểu biết về mây” là cơ sở quan trọng để dự báo tình hình thời tiết, mô phỏng các tác động của biến đổi khí hậu trong tương lai và dự đoán nguồn tài nguyên nước. Bởi mây có vai trò rất quan trọng trong việc điều tiết khí hậu, thời tiết và cân bằng năng lượng của trái đất. Các đám mây đã góp phần điều tiết chu trình nước và toàn bộ hệ thống khí hậu.

Hơn hai nghìn năm trước, nhà triết học Aristotle đã có các nghiên cứu về mây và viết một luận thuyết diễn giải vai trò của mây trong chu trình thủy văn. Tuy nhiên, phải đến những năm đầu thế kỷ 19, Luke Howard, một nhà khí tượng học nghiệp dư sống ở Anh, mới là người đầu tiên tạo ra bảng phân loại mây.

Dựa trên những lưu trữ đầy đủ của ông về thời tiết trong khu vực Luân-Đôn từ năm 1801 đến năm 1841, Howard đã xác định ba chi chính, hay còn gọi là danh mục của các đám mây: mây tích, mây tầng và mây ti. Việc xác định, mô tả và đặt tên mây cho tới nay vẫn còn rất quan trọng đối với nghiên cứu thời tiết và khí hậu.

Từ bảng phân loại  này, cuối thế kỷ 19, các nhà khoa học đã cho ra đời Atlas mây quốc tế phục vụ việc nghiên cứu thời tiết thiên văn. Bản Atlas này bao gồm nội dung hướng dẫn chi tiết về tiêu chuẩn của mây và rất nhiều hình ảnh về mây cùng một số hiện tượng thời tiết khác.

Nhân kỷ niệm Ngày Khí tượng thế giới năm nay, WMO sẽ cập nhật phiên bản Atlas mây này. Atlas phiên bản năm 2017 sẽ được xuất bản dưới dạng số trên mạng. Phiên bản này cung cấp các nhóm mây được phân loại, với hàng trăm hình ảnh về các đám mây như nhóm đám mây cuộn, các vệt mây khi máy bay bay qua, hay cả các đám mây hình gợn sóng. Ngoài ra, Atlas còn chứa các thông tin quan trọng về các hiện tượng khí tượng khác như cầu vồng, quầng mặt trời, lốc tuyết và mưa đá.

Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (2)
thông tin tài khoản
😀😁😂🤣😃😄😅😆😉😊😋😎😍😘🥰😗😙😚🙂🤗🤩🤔🤨😐😑😶🙄😏😣😥😮🤐😯😪😫😴😌😛😜😝🤤😒😓😔😕🙃🤑😲☹️🙁😖😞😟😤😢😭😦😧😨😩🤯😬😰😱🥵🥶😳🤪😵😡😠🤬😷🤒🤕🤢🤮🤧😇🤠🤡🥳🥴🥺🤥🤫🤭🧐🤓😈👿👹👺💀👻👽🤖💩😺😸😹😻😼😽🙀😿😾
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    Chủ đề: mây khí tượng