31/08/2006 15:28 GMT+7

Ngày hội văn hóa dân tộc Mông: Rực rỡ sắc màu

Theo Nhân Dân điện tử
Theo Nhân Dân điện tử

Hằng năm, cứ vào dịp Quốc khánh 2-9, bà con dân tộc Mông ở Mộc Châu, Sơn La lại rủ nhau về thị trấn huyện lỵ, nhảy múa, thổi khèn... mừng tết Độc lập.

JS8p9jxB.jpgPhóng to jSFIwcw5.jpg
Trai gái dìu nhau vào hội - Ảnh: VNN

Bà con người Mông luôn gìn giữ bản sắc dân tộc mình - Ảnh: Nhân Dân

k5IAsiNl.jpgPhóng to
Trình diễn thêu thổ cẩm - Ảnh: VNN
Tối 30-8, lễ khai mạc Ngày hội văn hóa dân tộc đã diễn ra với sự tham dự của đông đảo người dân sở tại, khách du lịch, nghệ nhân, nghệ sĩ và bà con dân tộc Mông từ 11 tỉnh thành trong cả nước.

Mặc dù trời mưa khá nặng hạt, nhưng hàng trăm diễn viên quần chúng dân tộc Mông từ khắp các tỉnh thành trong cả nước đã cùng trình diễn những bài hát, điệu múa, tiếng khèn đặc sắc của mình, thu hút rất đông khán giả thưởng thức.

Lễ khai mạc này là một điểm nhấn trong rất nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, sinh hoạt cộng đồng của người Mông trong khuôn khổ Ngày hội.

tFddXLp1.jpgPhóng to kSmR9zAR.jpg

Hoa đào trên đỉnh núi

Múa khèn - Ảnh: VietNamNet
TxG2nv6B.jpgPhóng to fEQPUkLp.jpg

Bên nồi thắng cố - Ảnh: VNN

Biểu diễn trò chơi dân gian - Ảnh: Nhân Dân

Trước đó, từ ngày 29-8 và dự kiến đến hết ngày 1-9, tại đây đã diễn ra Phiên chợ vùng cao, triển lãm ảnh về cuộc sống của người Mông, trưng bày văn hóa dân tộc Mông, hội chợ thương mại - du lịch, chiếu một số phim về đồng bào Mông, đặc biệt có Chuyện của Pao, bộ phim đoạt giải Cánh diều vàng năm 2005.

“Nào sồng" - một lễ hội đặc sắc của người Mông được tái hiện với những màn trình diễn độc đáo của người dân từ bản Lóng Luông, xã Lóng Luông, huyện Mộc Châu. Bên cạnh đó, các trò chơi dân gian, các môn thể thao dân tộc cũng không kém phần hào hứng bởi có sự tham gia của đông đảo du khách thập phương.

GegccB6Y.jpgPhóng to 8ojZqT1T.jpg
Múa hát trong ngày hội Múa khèn - Ảnh: Nhân Dân
Wstp7Q4p.jpgPhóng to Hf8ZPcAY.jpg
Nét duyên vùng cao

Chiếc khăn của người phụ nữ Mông hoa - Ảnh: Nhân Dân

Trong những ngày diễn ra lễ hội, đã có hàng nghìn người Mông từ khắp nơi đổ về Mộc Châu. Với những trang phục sặc sỡ, tiếng khèn, tiếng sáo, tiếng hát, điệu nhảy độc đáo, họ đã làm nên không khí náo nhiệt, tưng bừng của ngày hội.

Có những người đã vượt quãng đường hàng trăm cây số, đi bộ cả ngày để đến với lễ hội. Họ mang đến phiên chợ vùng cao nhiều sản vật của núi rừng, mang đến tiếng khèn, tiếng nhạc. Họ cũng cùng nhau thưởng thức món thắng cố, say chén rượu ngô. Ban tổ chức đã cho dựng nhiều lán trại để đồng bào nghỉ chân qua đêm.

Cùng với cái Tết của đồng bào, Tết Độc lập đã trở thành lễ hội đặc sắc, độc đáo của riêng người Mông ở Mộc Châu.

WVZNYoJV.jpgPhóng to cA9SC8Aj.jpg
Đợi khách thưởng thức thắng cố Sản vật của rừng - Ảnh: Nhân Dân
ZzEXPyWv.jpgPhóng to 3pa6Lg0R.jpg
Xay ngô Kéo bễ lò rèn - Ảnh: Nhân Dân

Trong đêm 1-9 này, ở ngay tại thị trấn Mộc Châu và một số bản người Mông, cũng diễn ra tục “bắt vợ” độc đáo. Người con trai Mông ra đường trong đêm đó, nhìn thấy cô gái ưng mắt là “bắt” về nhà mình, sau ba ngày nếu cô gái chịu (phải) ăn cơm, tức là đã “ưng thuận” làm dâu.

Khác với ngày xưa, tục bắt vợ ngày nay đã có sự “thoả thuận” trước - nghĩa là những đôi trai gái yêu nhau, hẹn đến ngày này, người con trai “dẫn” cô gái về nhà mình, nhằm giới thiệu với ông bà, cha mẹ...

vn8ZBGIt.jpgPhóng to BXNHgN3p.jpg
Sửa khăn Vấn tóc - Ảnh: Nhân Dân

Người Mông ở Mộc Châu cũng như nhiều nơi khác trong cả nước, hầu như vẫn giữ được bản sắc độc đáo của dân tộc mình. Họ vẫn luôn mặc trang phục riêng - những bộ quần áo, váy, khăn rực rỡ, với nhiều hoạ tiết tinh tế do người phụ nữ tự dệt, tự thêu với rất nhiều công phu.

Mặc dù phần nhiều người Mông đều biết tiếng Kinh, nhưng họ đều nói tiếng Mông khi giao tiếp. Tại cộng đồng, những sinh hoạt văn hóa dân gian như múa khèn, thổi sáo, thổi đàn môi, kèn lá... những môn thể thao dân tộc như đánh tulu, rồng ấp trứng, đánh yến... không chỉ được người già gìn giữ, mà còn là niềm yêu thích của thế hệ trẻ. Ẩm thực, nghề truyền thống của họ vẫn được bảo tồn và phát triển.

Ngày hội văn hóa dân tộc Mông lần đầu tiên được tổ chức, là dịp để tôn vinh những nét đẹp vốn có. Mặc dù được tổ chức khá chu đáo với đội ngũ tình nguyện viên, cán bộ văn hóa, đông đảo nghệ sĩ, diễn viên, nhưng đồng bào Mông vẫn là nhân vật chính, với những hoạt động văn hóa diễn ra khá tự nhiên, chân thực.

1LNuayT4.jpgPhóng to mwHqAXdf.jpg
Khoe màu thổ cẩm Nhắn tin tìm bạn...- Ảnh: VNN

Phát triển từ một tập quán tốt đẹp của người dân, hy vọng Ngày hội văn hóa dân tộc Mông sẽ là một lễ hội đặc sắc được duy trì hằng năm, không bị pha tạp, chi phối bởi những yếu tố bên ngoài.

Theo Nhân Dân điện tử
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên