Phóng to |
Liệu Anonymous có thực hiện được lời tuyên bố của mình? - Ảnh minh họa: Internet |
Video clip "Lời đe dọa tấn công Facebook của Anonymous" - Nguồn: YouTube |
Sau hàng loạt vụ tấn công hệ thống website và máy chủ các cơ quan tổ chức chính phủ như Ai Cập, Iran hay gần đây nhất là website Bộ Quốc phòng Syria, nhóm hacker mang danh nghĩa "hacktivist" (*) Anonymous bắt đầu hăm he Facebook qua một thông điệp gửi lên mạng chia sẻ video clip YouTube.
Trong thông điệp đe dọa, Anonymous cho biết: "Facebook đã và đang bán thông tin cho những cơ quan chính phủ và cung cấp quyền truy xuất bí mật cho các hãng bảo mật thông tin để họ theo dõi mọi người trên toàn cầu. Một vài hãng trong số này đang làm việc cho các chính phủ như Ai Cập và Syria".
"Facebook biết về bạn còn hơn cả gia đình của bạn" - Anonymous. |
Anonymous cho rằng người dùng Facebook rồi sẽ thấy hành động của nhóm hacker này là đúng đắn, là không gây tổn hại mà đang bảo vệ người dùng.
Theo như thông điệp đưa ra, Facebook sẽ bị hạ gục vào ngày 5-11-2011.
Chưa rõ liệu vào đúng thời điểm trên, Anonymous có hạ nổi mạng xã hội Facebook hay không nhưng mạng xã hội do chính nhóm này lập ra AnonPlus đã bị một nhóm hacker Syria hạ vào ngày hôm qua trong hoạt động trả đũa Anonymous đã hack website Bộ Quốc phòng Syria. AnonPlus được lập ra vì Google không cho Anonymous dung thân trên mạng xã hội Google+.
Nhịp Sống Số từng đăng tải về cách thức Facebook chống các đợt tấn công từ bên ngoài, đặc biệt là DDoS, kiểu tấn công từ chối dịch vụ mà Anonymous thường dùng để hạ các hệ thống máy chủ. Mời bạn đọc theo dõi: Facebook: DDos ư? Chuyện nhỏ!
Vào đầu tháng 7 vừa qua, Anonymous cũng đưa ra lời đe dọa sẽ tấn công Apple. Tuy nhiên, chưa có hoạt động gì cụ thể sau màn phô diễn công bố một số tài khoản từ một website khảo sát trực tuyến của Apple. Amazon cũng từng là "nạn nhân" của Anonymous với lời đe dọa "xử đẹp" hệ thống thương mại điện tử to lớn này vào đầu năm nay nhưng Amazon vẫn "sống khỏe" cho đến nay.
(*) “hacktivist”: viết tắt của hai chữ “hacking” và “activist”, một khái niệm mới xuất hiện để chỉ những hacker lấy mục đích chính trị làm định hướng cho hành vi đột nhập hệ thống máy tính của các cá nhân hoặc tổ chức.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận