25/04/2016 07:57 GMT+7

Ngành Điện tử viễn thông

Đào tạo cử nhân Điện tử Viễn thông có kiến thức cơ bản về toán, vật lý, điện tử, máy tính và lập trình, viễn thông, có kiến thức chuyên môn đủ sâu và mang tính nghề nghiệp khá rõ rệt.

Sinh viên trường ĐH Khoa Học Tự Nhiên TP.HCM trong giờ học - Ảnh: Như Hùng

Mục tiêu đào tạo

Các chuyên ngành: Điện tử, Máy tính và Hệ Thống Nhúng, Viễn Thông và Mạng, Điện tử y sinh.

+ Chuyên ngành Điện tử (Electronics): Vi điện tử, công nghệ và thiết kế vi mạch, vi cơ điện tử, điện tử nano, MEMS-NEMS (Micro/Nano Electro-Mechanical systems).

+ Chuyên ngành Máy tính và Hệ Thống Nhúng (Computer and Embedded Systems): Kiến trúc bộ xử lý và máy tính, hệ điều hành, giao tiếp và thu nhận dữ liệu, hệ thống nhúng.

+ Chuyên ngành Viễn thông và Mạng (Telecommunications and Nerwork): Mạng dữ liệu và truyền thông, truyền thông, không dây và di động, truyền thông quang, thiết kế cao tần và không dây, an ninh mạng và cơ sở dữ liệu .

+ Chuyên ngành Điện tử - y sinh (Biomedical Electronics): Đo đạc và xử lý tín hiệu, phần mềm, thiết bị.

Hoạt động ngoại khóa

Bên cạnh việc nghiên cứu và giảng dạy, các giảng viên còn rất gắn bó với sinh viên thông qua các hoạt động ngoại khóa như: Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học, cuộc thi “Sáng tạo sinh viên”…

Với sự hỗ trợ nhiệt tình từ giảng viên cùng các trang thiết bị hiện đại, trong những năm gần đây sinh viên ngành điện tử viễn thông đã đạt nhiều giải thưởng ở các cuộc thi trong và ngoài nước.

Cơ sở vật chất

Bên cạnh sự hỗ trợ mạnh mẽ về cơ sở vật chất từ nhà trường và ĐHQG-HCM, ngành Điện tử – Viễn thông còn nhận được sự hỗ trợ tích cực từ các công ty hàng đầu về công nghệ như: Intel, eSilicon, Altera, MicroChip, Renesas (RVC), Xilinx, AWR, HPT, Synopsys, Viettel, LSI, Mitsuba, …. điều này giúp cho ngành Điện tử – Viễn thông có được hệ thống phòng thí nghiệm tương đối hiện đại. 

Định hướng hoạt động

1.     Các phương pháp và thuật toán xử lý tín hiệu ứng dụng vào xử lý tiếng nói, xử lý ảnh, xử lý dữ liệu, thị giác máy tính, điều khiển thông minh;

2.     Kiến trúc bộ xử lý tín hiệu số (Digital Signal Processor) và các bộ xử lý nói chung;

3.     Hệ thống nhúng trên cơ sở FPGA và DSP cho các ứng dụng điều khiển, truyền thông;

4.     Từ thử nghiệm trên FPGA tiến đến thiết kế các vi mạch chuyên dụng ASIC và vi mạch nói chung.

Cơ hội nghề nghiệp 

Bên cạnh các quan hệ hợp tác quốc tế hiện có của nhà trường và ĐHQG-HCM, ngành Điện tử - Viễn thông rất coi trọng việc gắn kết giữa đào tạo đại học với các công ty và các trường Đại học lớn ở nước ngoài. Mối quan hệ chặt chẽ với doanh nghiệp như hiện nay đã giúp cho ngành Điện tử - Viễn thông tiếp cận nhanh với sự phát triển của khoa học công nghệ và cung cấp nhiều việc làm tốt cho Sinh Viên.

Ngoài ra, ngành Điện tử - Viễn thông còn hợp tác với các trường Đại học lớn ở Mỹ, Canada, Đài Loan, Nhật bản… cung cấp nhiều học bổng du học chất lượng cao cho sinh viên (phần lớn du học ở Mỹ).

Chương trình đào tạo Thạc sĩ ngành Kỹ thuật điện tử hướng Vi điện tử và Thiết kế vi mạch là chương trình đào tạo Thạc sĩ đầu tiên của cả nước trong đó tiếng Anh được dùng trong giảng dạy với sự hỗ trợ của các Giáo sư từ các nước hàng đầu về thiết kế vi mạch. 

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên