01/06/2024 09:28 GMT+7

Ngang nhiên giăng bẫy chim trời giữa lòng thành phố

Nhiều bạn đọc bức xúc, không thể tin rằng ngay giữa lòng thành phố lại có những người ngang nhiên giăng những chiếc bẫy tận diệt chim trời.

Một người đang

Một người đang "thu hoạch" số chim bị dính bẫy đặt ở trước nhà thi đấu Rạch Miễu, Phú Nhuận - Ảnh: XUÂN ĐOÀN

Bạn đọc Đông Hòa bày tỏ: "Chim trời vì miếng ăn mà mắc mưu con người. Con người nhân danh phóng sinh gián tiếp làm hại những chú chim".

Độc giả Hung góp lời: "Sao có thể giăng bắt chim trời công khai giữa thành phố như vậy? Cơ quan chức năng cần vào cuộc, xử lý nghiêm để bảo vệ động vật hoang dã".

Tài khoản N.D.Chieu dẫn thực tế: "Hiện nay trong những khu dân cư nhiều cây cũng có người bẫy chim hoành hành. 

Họ giăng rất nhiều bẫy và bắt kiểu tận diệt, đến không còn chim hót vào buổi sáng. Rất mong chính quyền địa phương ra tay dẹp ngay tình trạng này".

Bạn đọc Thanh chia sẻ: "Đến Singapore, Malaysia, Thái Lan và ngay nước láng giềng Lào, tôi đi giữa thủ đô mà cảm giác như đang ở rừng vì từng đàn chim sẻ, sáo sậu...

Tại chợ đầu mối Thái Lan vào chiều muộn, các loài chim kéo về chuẩn bị cho một đêm trú ngụ đậu đầy trên những thanh xà, hót rộn ràng như một dàn hợp xướng. Điều đó cho thấy ý thức bảo tồn động vật thiên nhiên của người dân địa phương".

Theo bạn đọc Nguyễn Minh Thủy, "nếu không có người mua chim để phóng sinh nữa thì sẽ không có người bẫy chim". Bạn đọc Vũ cũng cho rằng: "Nếu không thả chim phóng sinh thì làm gì có ai bắt. Có cầu sẽ có cung".

Vì thế, độc giả Minh Tuan đề xuất: "Để dẹp nạn giăng bẫy chim trời thì nên dẹp trước ở các điểm bán chim phóng sinh. Không có người bán thì sẽ không có người mua".

Có thể bị phạt tù

Theo luật sư Lê Hữu Nghĩa - Đoàn luật sư TP.HCM, hành vi săn, bắt, giết, nuôi, nhốt động vật hoang dã trái quy định của pháp luật sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng trở lên, tùy thuộc vào từng loài, giá trị, số lượng của động vật hoang dã bị săn bắt, nuôi nhốt (điều 21 nghị định 35/2019/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung tại khoản 12 điều 1 nghị định 07/2022/NĐ-CP).

Đồng thời, người vi phạm còn bị tịch thu tang vật, dụng cụ, công cụ, phương tiện vi phạm hành chính (khoản 15 điều 21 nghị định 35/2019/NĐ-CP).

Hành vi tàng trữ, mua bán động vật hoang dã trái phép cũng bị xử phạt theo luật. Mức xử phạt cao nhất đối với hành vi này lên đến 360.000.000 đồng. Hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật vi phạm.

Nếu bẫy các loại chim thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc danh mục động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB hoặc Phụ lục I

Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, dù vô tình hay cố ý người bẫy chim có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm theo quy định tại điều 244 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017). Theo đó, người phạm tội sẽ bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 1-5 năm.

Giăng bẫy chim trời trên cây xanh thành phốGiăng bẫy chim trời trên cây xanh thành phố

Đường Hoàng Sa, Trường Sa dọc kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè (TP.HCM) với hàng cây xanh mát, ríu rít tiếng chim trời. Trên những hàng cây xanh đó, có người đến treo những chiếc lồng chực chờ bẫy chim.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên