Ông H. kể do nghĩ tăm sẽ tự tiêu nên ông không bận tâm. Song 12 ngày sau đó ông H. đau bụng dữ dội vùng hố chậu phải. Tại bệnh viện tỉnh, bác sĩ siêu âm và chụp cắt lớp nhưng không phát hiện dị vật vì tăm quá nhỏ lại nằm sâu dưới đường tiêu hóa, nên chỉ định ông mổ viêm ruột thừa.
Sau khi ra viện ông H. vẫn đau bụng kèm sốt và được bác sĩ điều trị với phác đồ của bệnh viêm đại tràng. Tuy nhiên, chữa bệnh viêm đại tràng cả tháng mà vẫn không hết đau, ông H. buộc phải chuyển cấp cứu tại Bệnh viện Việt Đức. Kết quả nội soi cho thấy chiếc tăm nhọn hai đầu nằm sâu ở đường tiêu hóa dưới, một đầu trong lòng đại tràng, đầu kia đã cắm xuyên ra ngoài.
Theo bác sĩ Đỗ Trọng Khiếu - khoa nội soi Bệnh viện Việt Đức, thói quen ngậm tăm trong miệng đã khiến nhiều người nuốt tăm vào bụng, gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, đa số bệnh nhân đến sớm, việc gắp tăm từ thực quản hay dạ dày dễ dàng hơn rất nhiều trường hợp tăm đã chui sâu xuống đại tràng gây thủng, tạo ápxe. “Nếu lỗ thủng xuyên ra ngoài tạo mảng hở sẽ gây viêm phúc mạc, không mổ cấp sẽ tử vong ngay” - bác sĩ Khiếu cảnh báo.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận